Bạn đã biết gì về vi rút HP chưa? Vi rút HP là gì, nó lây nhiễm qua đường nào?
Đau dạ dày là căn bệnh diễn ra khá phổ biến ở bất kỳ đối tượng nào trong xã hội hiện nay. Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày đó chính là do vi rút HP. Sau nhiễm khuẩn sâu răng thì loại nhiễm khuẩn này được coi như loại nhiễm khuẩn phổ biến thứ hai trên thế giới. Đặc biệt, loại nhiễm khuẩn này rất khó phát hiện, mà nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, cụ thể nặng nhất là ung thư dạ dày.
Vi rút hp là gì?
Hiểu chung về vi rút HP
Đôi khi xuất hiện những triệu chứng đau dạ dày, nhiều người thường chủ quan và không biết rằng mình bị nhiễm khuẩn HP. Họ chỉ nghĩ đơn giản là có thể bệnh đau dạ dày của mình là do ăn đồ ăn cay nóng hoặc thường xuyên nhịn đói. Vì vậy mà họ không đến cơ sở y tế kiểm tra. Cho đến khi vi rút HP được phát hiện thì lúc này bệnh tình đã chuyển biến nặng.
Tên khoa học của vi khuẩn HP là Helicobacter pуlori (HP). Vi khuẩn HP này có thể hiểu là loại vi khuẩn phát triển trong lớp nhầу trên bề mặt niêm mạc dạ dàу của con người. Những căn bệnh như gâу ᴠiêm loét dạ dàу tá tràng ấp ᴠà mãn tính cũng đều xuất phát từ nguyên nhân do vi rút HP.
Bên cạnh đó, loại vi rút HP này nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể phát triển gâу ᴠiêm hệ polуp đường ruột, ung thư dạ dàу ᴠà các tuуến chế tiết của dạ dàу.
Tỷ lệ nhiễm HP
Năm 1982, hai chuуên gia người Úc là Barrу Marѕhall và Robin Warren đã phát hiện ra Helicobacter pуlori. Qua từng năm, nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ người nhiễm phải loại vi khuẩn này ngày càng tăng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 1/2 dân ѕố trên thế giới bị nhiễm khuẩn ᴠới hơn 1/3 tỷ lệ người nhiễm là người cao tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm vi rút HP thường xuất hiện nhiều ở các quốc gia đang phát triển. Việt Nam có tỷ lệ lên tới là 7/10.
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm bệnh xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trong đó, tại Hà Nội có đến hơn 1.000 ca nhiễm khuẩn HP và tại Hồ Chí Minh có đến 700 ca nhiễm. Trong các bệnh việm có chuyên khoa về tiêu hoá thì có đến 90% người bị đau dạ dày với nguyên nhân chính là do vi khuẩn HP.
Vi rút HP có thể lây qua những đường nào? Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?
Theo các nghiên cứu, Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn không sinh sôi hoàn toàn trong dạ dày mà sinh sôi nảy nở qua nhiều con đường lây nhiễm khác nhau nhằm tạo ra số lượng lớn vi rút. Trong đời sống hàng ngày, chính những hoạt động tưởng như bình thường, vô hại như ăn, hôn, uống cùng nhau lại là những con đường lây nhiễm chính góp phần vào khả năng lây lan cao của nó.
Khác với vi rút HPV, vi rút HP có thể lây lan qua những đường sau:
Đường miệng – miệng
Sau khi nghiên cứu, khảo sát về vi khuẩn HP gây ra viêm dạ dày, các nhà khoa học cho biết: Vi khuẩn HP không chỉ có trong dạ dày mà còn có thể xuất hiện ở khoang miệng, xuất hiện tại kẽ răng hoặc trên các phiến răng, đặc biệt là ở tuyến nước bọt của người bệnh cùng với sự căng thẳng và lo âu.
Những nơi này được coi là nơi cư ngụ phòng thủ vững chắc của các loại vi rút HP khi mọi sản phẩm tẩy rửa như kem đánh răng hay bàn chải đều không thể tấn công và tiêu diệt.
Một trong những con đường phổ biến gây nên nhiễm HP là do hôn nhau. Hoạc nếu qua quá trình sinh hoạt mà bạn có dùng chung các đồ dùng cá nhân như chén, bàn chải đánh răng, bát hoặc ly uống nước chung,…thì nguy cơ bạn nhiễm phải khuẩn HP rất cao. Ngoài ra, virus HP cũng có thể lây truyền trực tiếp qua đường miệng khi người mẹ nhiễm bệnh cho con hoặc cả hai vợ chồng cùng ăn.
Đường dạ dày – miệng
Một trong những hình thức lây nhiễm vi khuẩn HP không thể không kể đến đó là dạ dày và miệng. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm khá thấp theo cách này. Vì vi khuẩn chỉ lây truyền qua người có bệnh. Các vấn đề về đường tiêu hóa như trào ngược axit hoặc viêm loét dạ dày tá tràng được cho là do vi rút HP.
Khi bị nhiễm HP có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu… Khi ợ hơi, buồn nôn, hoặc nôn, vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ bị đẩy lên thực quản và trào ra ngoài miệng. Trong không khí lâu ngày nếu không được vệ sinh, khử trùng, bạn đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan sang gia đình và bạn bè, những người sống xung quanh bạn.
Đường dạ dày – dạ dày
Đường dạ dày – dạ dày còn có thể hiểu là nội soi. Khi tiến hàng nội soi tại các cơ sở y tế mà các thiết bị nội soi tại đó không được vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn. Rất có thể vi khuẩn HP vẫn có thể bám dính trong các thiết bị đó và lây lan sang các bệnh nhân tiếp theo.
Đường phân – miệng
Người bị nhiễm vi khuẩn HP thì trong phân của họ có chứa một lượng lớn vi khuẩn này. Do đó, nếu bạn không rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh. Có một điều chắc chắn là nếu bạn dùng tay để lấy thức ăn thì khả năng bạn bị lây nhiễm vi rút HP là rất cao, kể cả những động vật như muỗi, ruồi, kiến, chuột, gián… Chúng cũng là những tác nhân gián tiếp gây ra các nhiễm vi rút vi khuẩn HP. Bởi vì chúng có khả năng cao tiếp xúc với nguồn lây bệnh và dính vào thức ăn của bạn nếu bạn không cẩn thận.
Ở trẻ nhiễm vi khuẩn HP nguyên nhân chủ yếu là do mẹ cho trẻ ăn cơm và thức ăn, từ đó vi khuẩn đi qua tuyến nước bọt. Vi khuẩn HP vẫn tồn tại trong môi trường ô nhiễm, kém vệ sinh, chuột, gián, ruồi….Do đó, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP trong môi trường thường rất cao. Đặc biệt trong những gia đình có người nhiễm HP, tỷ lệ người lớn lên đến hơn 90%.
Cách nhận biết bị nhiễm vi rút hp
Nhận biết
Vi khuẩn HP không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu chỉ tồn tại trong cơ thể và không gây đau dạ dày dữ dội. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn HP, nó có thể gây ra một số triệu chứng. Các triệu chứng từ đơn giản đến nặng như ăn không tiêu, viêm loét dạ dày, teo niêm mạc dạ dày. Từ các tế bào bị thoái hoá, khả năng để bệnh phát triển thành ung thư dạ dày là rất cao.
Hầu hết những người bị viêm dạ dày hoặc tá tràng mãn tính không có triệu chứng, nhưng một số người phát triển các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như loét dạ dày hoặc tá tràng. Loét dạ dày có thể gây ra nhiều hoặc không có triệu chứng và các triệu chứng phổ biến nhất của loét là:
- Người bệnh bị đau hoặc cảm thấy khó chịu (thường ở vùng bụng trên)
- Người bệnh gặp phải triệu chứng ợ hơi
- Người bệnh cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn
- Người bệnh thiếu sự thèm ăn
- Người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa
- Người bệnh xuất hiện phân màu tối hoặc màu hắc ín
- Người bệnh bị loét chảy máu có thể gây ra số lượng máu thấp và mệt mỏi
Những triệu chứng ít phổ biến hơn là người bệnh bị viêm dạ dày mãn tính gây ra những thay đổi bất thường trong niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến một số loại ung thư. Hiếm khi bị nhiễm vi rút HP dẫn đến ung thư.
Tuy nhiên, với rất nhiều người trên thế giới bị nhiễm vi rút HP, vi rút HP được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Những người sống ở các quốc gia bị nhiễm vi rút HP khi còn trẻ có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn. Cao nhất là ung thư dạ dày.
Chuẩn đoán
- Phương pháp kiểm tra hơi thở: Bệnh nhân sẽ được uống một dung dịch chuyên biệt. Dung dịch này có thể phân tích và phát hiện vi khuẩn HP.
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát hiện các kháng thể đặc hiệu (protein) mà hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển để đáp ứng với vi khuẩn HP.
- Thử nghiệm phân: Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát hiện protein vi rut HP trong phân.
Vi rút hp có ở trẻ em không?
Trẻ em cũng rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn HP, chủ yếu từ cha mẹ hoặc do dùng chung đồ dùng sinh hoạt với nhiều người như cho trẻ đi mẫu giáo dùng chung đồ với những đưa trẻ khác.
Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, hầu hết chúng sẽ ở lại cơ thể vĩnh viễn. Hầu hết chúng ta đều không biết đến sự hiện diện của vi khuẩn HP cho đến khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày. Thời gian ủ bệnh của bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có thể lên đến 30 năm.
Trên đây là toàn bộ những nội dung cơ bản về vi rút HP mà Máy lọc Htech cung cấp. Bạn cần phải nắm được những thông tin trên để phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời nếu như không muốn bệnh tình chuyển biến thành những biến chứng nguy hiểm.
Trả lời