Độ pH của nước cất là bao nhiêu? Các thành phần có trong nước cất hiện nay
Nước cất là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế bằng cách chưng cất và thường được sử dụng trong y tế. Độ pH của nước cất dao động trong khoảng từ 6,5 đến 8,5.
Nước cất là gì?
Nước cất là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế bằng cách chưng cất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương.
Thành phần nước cất hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ, do đó nó cũng là dung môi thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc thực hiện một số phản ứng hóa học.
Trong thực tế, người ta thường sử dụng nước cất bán tại các nhà thuốc dưới dạng đóng chai. Tuy nhiên, điều kiện gia đình nếu thích hợp vẫn có thể tự điều chế nước cất bằng cách cho nước lã vào đun sôi và hứng nước / hơi nước ngưng tụ trong môi trường lạnh.
Nớc cất cũng được sử dụng như một loại nước giải khát hoặc được dùng trong nấu ăn tương tự như nước đóng chai hoặc nước máy.
Các thành phần trong nước cất
Nước cất lần 1
Nước cất 1 lần là nước được sản xuất từ máy cất nước một lần với nước nguyên liệu đã được khử Ion và diệt khuẩn trên dây chuyền tự động hóa.
Tiêu chuẩn kỹ thuật
- Hàm lượng cặn, SiO2 mg/l ≤ 1
- Amoniac và muối amoni (NH4), mg/l ≤ 0,05
- Sunfat (SO4), mg/l ≤ 1
- Clrua (Cl), mg/l ≤ 1
- Sắt (Fe), mg/l ≤ 0,03
- Đồng (Cu), mg/l ≤ 0,001
- Nhôm (Al), mg/l ≤ 0,01
- Độ cứng (Ca + Mg), mg/l ≤ 2
- pH 5,5-6,5
- Độ dẫn điện riêng, MS.cm-1 ≤ 5
- Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤3
Nước cất lần 2
Nước cất 2 lần là nước cất 1 lần được cất thêm lần nữa, nước cất 2 lần được sử dụng trong y tế, bệnh viện, phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn kỹ thuật
- Hàm lượng cặn SiO2, mg/l ≤ 0.02
- Amoniac và muối amoni (NH4), mg/l ≤ 0,00
- Sunfat (SO4), mg/l ≤ 0,4
- Clrua (Cl), mg/l ≤ 0,02
- Sắt (Fe), mg/l ≤ 0,01
- Đồng (Cu), mg/l ≤ 0,0001
- Nhôm (Al), mg/l ≤ 0,001
- Độ cứng (Ca + Mg), mg/l ≤ 0,00
- pH 5,5-6,5
- Độ dẫn điện riêng, MS.cm-1 ≤ 1
- Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤ 0,5
Nước cất 1 lần, nước cất 2 lần có chất lượng tương đương với nước dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích loại 2 theo TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987).
Trải qua quá trình chưng cất, các tạp chất như hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… có trong nước đã được loại bỏ nên về cơ bản thì nước cất không chứa hóa chất. Nó đơn giản là nước tinh khiết 100%.
Độ pH của nước cất là bao nhiêu?
Nước cất là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế bằng cách chưng cất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương.Tuy nhiên tùy vào nhà sản xuất, các chất hóa học khác có thể làm độ pH dao động trong khoảng từ 6,5 đến 8,5.
Độ pH nước cất có thể xác định bằng phương pháp điện hoá, chuẩn độ hoặc các loại thuốc thử khác nhau.
Có nhiều cách để đo pH của nước cất, những người chuyên nghiệp và có điều kiện họ có đủ các dụng cụ để kiểm tra nồng độ ion H+, bút đo ph và máy đo ph cầm tay có đầu dò hoặc máy đo pH để bàn, hệ thống kiểm soát ph online – pH controller….
Độ pH của nước máy, độ pH của nước giếng khoan, độ pH của nước tinh khiết,… sẽ có cách xác định độ pH khác nhau.
Giá trị pH của nước cất
Nước cất có nồng độ pH 5,5, không chứa kim loại nặng và nó được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế. Đó là sử dụng để pha chế thuốc tiêm, thuốc ống, các loại thuốc biệt dược hoặc rửa vết thương và các dụng cụ y tế, dụng cụ phòng mổ,…
Nước cất có chỉ số oxy hóa thấp hơn nên nó làm mất khả năng xúc tác không mong muốn của Cr 3 khi dùng để pha chế thuốc kháng sinh có cấu trúc hóa học mạch vòng không no. Với tỷ lệ chất kháng sinh chỉ cỡ mg thì việc loại bỏ các kim loại chuyển tiếp như Cr 3 là rất cần thiết, giúp giữ được hoạt tính sinh học của thuốc và tăng thời gian sử dụng, bảo quản thuốc.
Nước cất được sử dụng cho các loại máy cần độ chính xác cao như máy chạy thận nhân tạo, chạy máy thở oxy,…
Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ trong nước. Về cơ bản, giá trị ph thể hiện cho việc nước có cứng trong tự nhiên hay không.
Độ pH của nước cất bằng 7
Nước hoàn toàn không bị nhiễm bẩn thì nước cất có pH=7, là trung tính và điều đó có nghĩa là nước không có tính kiềm hay axit trong tự nhiên.
Độ pH của nước cất nhỏ hơn 7
Nếu pH của nước nhỏ hơn 7, điều đó có nghĩa là nước có tính axit trong tự nhiên và với độ ph lớn hơn 7, thì có tính chất kiềm.
Nói chung, khi nước có giá trị ph nhỏ hơn 6,5 được coi là có tính axit. Bản chất axit có nghĩa là nước có thể chứa các chất có tính axit và ăn mòn có hại cho sức khỏe, nước có tính axit, có thể sẽ có các ion kim loại, chì, sắt, đồng, kẽm và các kim loại độc hại khác.
Tiêu chuẩn độ pH của nước cất
Nước cất trong phòng thí nghiệm thường được chia làm 2 loại phổ thông: nước cất 1 lần, nước cất 2 lần. Mỗi loại có những đặc tính và các ứng dụng khác nhau.
Kết quả có chính xác hay không còn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước cất sử dụng có đạt chuẩn hay không. Vì thế, dù bạn có sử dụng nước cất để pha chế nồng độ dung dịch hay tẩy rửa dụng cụ thì vẫn phải đảm bảo chúng đạt tiêu chuẩn nước cất.
Nước cất 1 lần là nước được sản xuất từ máy cất nước một lần với nước nguyên liệu đã được khử Ion và diệt khuẩn trên dây chuyền tự động hóa.
Nước cất 2 lần là nước cất 1 lần được cất thêm lần nữa, nước cất 2 lần được sử dụng trong bệnh viện, y tế.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm máy học htech để lọc nước trước khi sử dụng.
Trả lời