Độ pH của nước mưa là bao nhiêu? Các phương pháp lọc nước mưa hiện nay
Nước mưa được sinh ra từ hiện tượng tự nhiên. Thông thường, nước mưa có độ pH vào khoảng 5,6. Tuy nhiên độ pH của nước mưa tại các khu vực khác nhau cũng sẽ có sự chênh lệch.
Nước mưa là gì?
Nước mưa là một hiện tượng tự nhiên, là kết quả sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, ở dạng những đám mây. Khi hơi nước bốc hơi càng lên cao, gặp nhiệt độ lạnh sẽ tạo thành những giọt mưa, nặng hơn không khí và sẽ rơi xuống đất tạo thành cơn mưa.
Mưa là một yếu tố quan trọng của chu trình nước. Nó có vai trò, là nhân tố ảnh hưởng đến việc lắng đọng, hình thành hầu hết các nguồn nước ngọt trên trái đất. Nước mưa là điều kiện giúp thực vật, động vật, sinh vật và con người phát triển và duy trì sự sống. Đồng thời, nước mưa cũng là nguồn cung cấp cho hệ thống thủy lợi, các nhà máy thủy điện hoạt động.
Những giọt mưa khi rơi xuống đất sẽ cuốn theo các bụi bẩn, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, các chất gây ô nhiễm có trong bầu khí quyển. Nước mưa có tác dụng làm sạch khí quyển nơi nó đi qua nên sau mỗi cơn mưa, bầu không khí trở nên trong lành, thoáng đãng hơn. Do đó, chúng ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi hít thở.
Các thành phần có trong nước mưa
Nước mưa ngoài có thành phần là nước còn có các tạp chất điển hình như là bụi bẩn, vi khuẩn, axit và những tạp chất khác tùy từng khu vực nó đi qua.
Mưa gặp các khí độc SO2, H2S, NOx có trong khí quyển sẽ tạo ra các axit HNO3, H2SO4 trong nước mưa.
Độ pH của nước mưa là bao nhiêu
Năm 2016, chuyên gia phân tích mẫu nước, mẫu thực phẩm (Hội viên Hội Hoa lan Việt Nam VOS-HN) đã cho ra kết quả phân tích nước mưa. Độ pH của nước mưa bình thường mà chúng ta hay sử dụng rơi vào khoảng 5,6. Cụ thể hơn, tại thành phố, độ pH của nước mưa có thể dao động từ 4,67 – 7,5. Và tại các khu công nghiệp, nước mưa thường dao động từ 3,8 – 5,3, có độ pH trung bình khoảng 4,72. Nếu so sánh độ pH của nước mưa với nước máy, nước giếng khoan hay nước tinh khiết, thì con số này thấp hơn rất nhiều và không nằm trong khoảng pH được khuyên dùng cho nước.
Nếu so sánh độ pH của nước mưa với độ pH của nước máy hay độ pH của nước giếng khoan, độ pH của nước tinh khiết, con số này thấp hơn nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, độ pH của nước mưa sẽ phụ thuộc vào thời điểm, địa điểm phân tích. Nếu nước mưa vào đầu, cuối mùa thường có độ pH thấp hơn bình thường (pH < 5,6).
Trong nước mưa có axit hay không?
Axit trong nước mưa
Ở các khu vực đông dân cư như thành phố, khu đô thị, nơi tập trung nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, nước mưa có chứa nhiều chất như axit nitri, axit sunfuric, axit cacbonic… Còn ở khu vực nông thôn, những nơi có không khí trong lành thì một số trường hợp chất lượng nước mưa còn tương đương nước cất. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, sẽ khó tìm được nơi nào có thể thu được nước mưa sạch hoàn toàn.
Trong nước mưa có axit hay không? Độ pH của nước mưa chính là câu trả lời. Theo đó, nếu nước mưa có chỉ số pH dưới 7 thì là nước mưa có tính axit.
Với những loại nước mưa có độ pH dưới 7, khi mưa sẽ cuốn theo nhiều chất độc gây hại. Ví dụ như: H2S, SO2 và Nox, các chất này sẽ tạo ra axit H2SO4 và HNO3.
Những hệ quả của axit trong nước mưa
Nước mưa có độ axit cao có thể hòa tan được các oxit và bụi kim loại có trong không khí. Điều này làm cho nước mưa càng thêm tính độc hại, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các sự vật và bao gồm cả con người.
Mưa axit sẽ làm tăng độ chua cho đất, hòa tan các nguyên tố cần thiết trong đất như canxi và magie. Điều này dẫn đến tình trạng đất bị suy thoái, thiếu dưỡng chất, khiến cây cối cần cỗi, kém phát triển. Mưa axit còn khiến lá cây bị cháy, mầm bị chết khô, giảm khả năng quang hợp của cây cối. Không dừng lại ở đó, mưa axit còn phá hủy các vật liệu kim loại như đồng, sắt, kẽm… Điều này làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng.
Đáng nguy hại hơn khi mưa axit còn gây ra các căn bệnh về da (như: mẫn đỏ, dị ứng…) và một số căn bệnh về đường hô hấp (như: ho khan, nhức đầu, đau họng…) Và trong trường hợp nếu cơ thể sẽ tích tụ sinh học các kim loại nặng có trong mưa axit, có thể dẫn đến ung thư…
Phương pháp lọc nước mưa hiện nay
So với các nguồn nước khác như nước ngầm, nước bề mặt, nước máy… thì nước mưa là loại nước có mức độ ô nhiễm nhẹ nhất. Do đó, cách lọc nước mưa cũng hết sức đơn giản. Ở nhiều khu vực nông thôn, nhiều gia đình vẫn còn đang sử dụng bể nước mưa tự chế để lọc các cặn bẩn, tạp chất kích thước lớn lẫn trong nước. Để sử dụng họ sẽ lấy nước mưa từ các bể chứa này rồi đun sôi.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, việc xử lý nước mưa cũng như các nguồn nước khác đã ngày càng trở nên đơn giản hơn. Các gia đình chẳng cần tốn thời gian, công sức để xây dựng, thiết kế bể lọc để lọc nước. Chỉ cần một hệ thống lọc tổng đầu nguồn (hệ thống/máy lọc RO đa năng), gia đình bạn đã có thể yên tâm uống nước trực tiếp ngay tại vòi.
Tích hợp công nghệ thẩm thấu ngược tiên tiến, màng lọc RO có kích thước vô cùng nhỏ. Nhờ đó, mọi cặn bẩn, tạp chất, hóa chất, kim loại nặng, vi khuẩn, vi sinh vật, cùng các axit ngậm trong nước đều bị loại bỏ ra khỏi các tinh thể nước. Nhờ đó, dòng nước sau lọc sẽ có độ tinh khiết đạt đến 99,99%. Giúp bảo vệ sức khỏe, giúp người dùng an tâm khi sử dụng.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm máy học htech để lọc nước mưa trước khi sử dụng.
Trả lời