Bệnh lao xương có lây không? Nguyên nhân của bệnh
Bệnh lao xương là một bệnh về xương khớp khá hiếm gặp nhưng khó chẩn đoán. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lao xương có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra với căn bệnh này là nguyên nhân của bệnh là gì, bệnh lao xương có lây không? Cùng chúng tôi trả lời ngay sau đây!
Xem thêm: Máy lọc Htech
Nguyên nhân của bệnh lao xương?
Cơ chế bệnh lao xương
Bệnh lao xương thường là kết quả của sự tái hoạt của trực khuẩn trong xương. Trong giai đoạn đầu nhiễm khuẩn mycobacteria, hoạt động của trực khuẩn trên cột sống và các khớp xương lớn là vì nguồn cung cấp dồi dào các mạch máu cho đốt sống hoặc đĩa tăng trưởng của những xương dài. Lao xương là hệ quả của sự mở rộng nhiễm trùng ban đầu và truyền từ xương sang khớp.
Trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra bệnh lao nói chung và bệnh lao xương nói riêng. Một người có thể nhiễm bệnh từ vi khuẩn lao có trong môi trường hoặc có thể lây từ một bệnh nhân khác mắc bệnh lao. Thông thường vi khuẩn lao sẽ xâm nhập vào đường thở. Nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại vi khuẩn lao, chúng có thể xâm nhập vào phổi và gây ra bệnh lao.
Từ các tổn thương lao nguyên phát ở phổi, vi khuẩn lao có thể di chuyển đến xương qua đường máu hoặc mạch bạch huyết. Tại đây, chúng sinh sôi và phát triển, tạo thành nên các nốt sần hay còn gọi là củ lao. Ở trung tâm củ lao có vùng hoại tử, bên ngoài có tế bào khổng lồ, các tế bào đơn nhân và biểu mô. Các xương lớn, xốp chịu trọng lượng cơ thể chính là vị trí vi khuẩn lao thường hay tấn công đầu tiên. Sự tấn công này có thể phá hủy và gây tổn thương lớn đến khung nâng đỡ của cơ thể.
Bệnh lao xương do đâu?
Nói một cách dễ hiểu hơn, bệnh lao xương có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh lao. Mycobacterium tuberculosis là vi khuẩn lây truyền. Bệnh lao xương hiếm gặp hơn trong những thập kỷ gần đây khi tỷ lệ điều trị tăng lên rất nhiều. Bệnh lao xương được gây ra bởi một số nguyên nhân chính sau:
– Bệnh lao phổi: Đây là một tác nhân gây ra bệnh lao xương. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó có thể làm tổn thương các hạch bạch huyết, tuyến ức và cả xương.
– Sự lây truyền: Bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm. Vì vậy nó có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người trong không khí.
– Không điều trị đúng cách: Nếu người bị bệnh lao phổi hoặc các bệnh lao khác mà không được chăm sóc từ đầu, vi khuẩn sẽ di chuyển vào các mạch máu dồi dào tron xương dài và gây ra bệnh lao xương.
Mặc dù bệnh lao xương là bệnh hiếm gặp nhưng bệnh lại khá khó phát hiện cũng như chẩn đoán. Vì vậy, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu bệnh lao xương có lây không?
Như đã đề cập bệnh lao xương là một căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh nhân mắc bệnh lao xương khớp có thể lây truyền cho người khác thông qua các con đường:
– Đường hô hấp: Đây là con đường dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập nhất. Nếu bệnh nhân lao xương đồng thời mắc cả lao phổi khởi phát thì không loại trừ khả năng là vi khuẩn lao sẽ phát tán ra ngoài môi trường và lây truyền cho những người xung quanh. Nhất là khi người bệnh ho, nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi.
– Lây truyền qua các vết thương hở và niêm mạc.
– Lây truyền từ mẹ sang con.
Phòng tránh bệnh lao xương
Bệnh lao xương nguy hiểm như thế nào
Bệnh lao xương là căn bệnh thường tiến triển nhanh và âm thầm. Nếu người bệnh lao xương không được điều trị ngay sẽ tăng khả năng phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng phổ biến nhất là:
– Liệt dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh là kết quả của vi khuẩn Mycobacterium gây ra. Khi đó người bệnh sẽ bị liệt hai chi dưới và không thể đi lại một cách bình thường. Nghiêm trọng hơn là bệnh có thể gây liệt tứ chi cho người bệnh.
– Xương biến dạng: Các tế bào xương bị tổn thương và hư hại nghiêm trọng dưới tác động của vi khuẩn Mycobacterium. Điều đó dẫn đến người bệnh bị xẹp đốt sống và biến dạng xương.
– Cụt chi: Trường hợp bệnh tiến triển mức độ nặng và phức tạp thì việc cắt cụt các chi là bắt buộc nếu bệnh nhân có nguyện vọng tiếp tục sống.
– Lây lan vi khuẩn lao: Vi khuẩn lao không chỉ ở xương mà còn có khả năng xâm nhập vào các cơ quan nội tạng khác của cơ thể như tim, não…
Ngoài những biến chứng kể trên, người bệnh còn thấy rất đau đớn. Hệ thống miễn dịch bị suy giảm và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Điều này dẫn đến chất lượng cuộc sống và công việc bị giảm sút đáng kể. Không những thế người bệnh sau khi mắc lao xương còn có nguy cơ cao mắc các bệnh cơ hội khác.
Đọc thêm: Bệnh lao có chữa được không
Phòng tránh bệnh lao xương như thế nào?
Chính vì sự nguy hiểm khó lường của bệnh nên việc phòng tránh bệnh lao xương luôn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Để phòng tránh nguy cơ bị bệnh lao xương, chúng ta nên chủ động thực hiện những biện pháp sau:
– Nên tiêm vaccine ngăn ngừa bệnh lao cho trẻ dưới 1 tháng tuổi.
– Vệ sinh không gian sống thường xuyên, sạch sẽ, thông thoáng, sáng sủa… Có thể sử dụng máy lọc không khí để việc vệ sinh đạt hiệu quả cao. Máy lọc không khí có tác dụng lọc sạch vi khuẩn viruss gây bệnh, đảm bảo cho không gian sống quanh bạn an toàn.
– Luôn sử dụng khẩu trang ở những nơi đông đúc hoặc khi đến bệnh viện.
– Hạn chế giao tiếp với người đang bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.
– Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng. Hạn chế đến các địa điểm đông đúc, hạn chế tối đa rượu, bia, không hút thuốc lá…
– Bệnh nhân mắc bệnh lao cần được quản lý chặt chẽ, hợp lý để tránh lây lan trong cộng đồng.
– Người thường xuyên tiếp xúc với người bị lao xương khớp nên được tầm soát lao phổi bằng xét nghiệm đờm, chụp X-quang phổi.
– Bệnh nhân mắc lao xương cần kiên trì tuân thủ điều trị để tránh tình trạng kháng thuốc và tái phát bệnh.
Đọc ngay: Lao phổi ho ra máu có nguy hiểm không?
Trả lời