Ô nhiễm môi trường không khí tác động đến bệnh hen suyễn thế nào?
Hen suyễn là một vấn đề về hô hấp nảy sinh và phát triển bởi sự tương tác giữa các yếu tố di truyền cũng như yếu tố môi trường. Cùng với tình trạng môi trường không khí bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng thì các bệnh liên quan đến hô hấp, trong đó có hen suyễn là rất khó tránh khỏi. Vậy môi trường không khí ô nhiễm tác động như thế nào đến bệnh hen suyễn? Vấn đề này sẽ được giải đáp dưới đây!
Xem thêm: Máy lọc Htech
Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn. Trong đó theo quan điểm của nhiều bác sĩ cho rằng yếu tố cơ địa dị ứng là tiền đề gây bệnh hen suyễn. Khi gặp phải dị nguyên, phế quản sẽ phản ứng và gây ra cơn hen suyễn. Ngoài ra, hen suyễn cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường.
Yếu tố cơ địa
– Gen: Bệnh hen suyễn có liên quan nhiều đến gen. Mặc dù cơ chế sinh bệnh rất phức tạp nhưng gen có vai trò quan trọng, quyết định cơ địa dị ứng và tính tăng phản ứng của phế quản.
– Thừa cân, béo phì: Đối với những người thừa cân, béo phì các chất trung gian hóa học có sự gia tăng, tác động lên đường hô hấp, tăng khả năng phát triển thành hen suyễn.
– Giới tính, độ tuổi: Đối với người dưới 14 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở nam giới cao hơn nữ giới rất nhiều. Trong khi đó ở tuổi trưởng thành, tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn của nữ giới lại cao hơn.
Yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh hen suyễn, có thể kể đến như dị nguyên, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm,
Dị nguyên
Dị nguyên là yếu tố chủ yếu, quan trọng nhất gây bênh hen suyễn. Ở mỗi người bệnh sẽ có sự nhạy cảm đặc biệt với một số dị nguyên khác nhau.
Trong nhà có nhiều dị nguyên có thể làm cho hen suyễn phát sinh hay trở nặng thêm như mạt nhà, lông động vật, gián, nấm mốc…
Ngoài nhà có nhiều loại phấn hoa, các loại nấm, bụi, chất hóa học gây nguy cơ hen suyễn.
Khói thuốc lá
Trong khói thuốc lá có rất nhiều hóa chất độc hại. Khi hít phải khói thuốc dù là chủ động hay thụ động, người bệnh sẽ nhạy cảm và xuất hiện cơn hen, giảm chức năng phổi và giảm hiệu quả của những loại thuốc điều trị hen suyễn.
Không khí ô nhiễm
Các chất ô nhiễm trong không khí làm các triệu chứng hen suyễn tăng thêm hoặc khiến phổi bị nhiễm các chất độc hại như bụi mịn, khói phương tiện giao thông, hóa chất cũng như các dị nguyên khác. Người bệnh mà thường xuyên sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ ngày càng trở nên nhạy cảm, bệnh trở nặng nhanh hơn so với những người khác.
Thời tiết
Thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến bệnh hen suyễn. Một số đặc điểm thời tiết, nhất là thời tiết mùa đông có khả năng kích hoạt các triệu chứng của hen suyễn gồm nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột.
Với thời tiết lạnh giá của mùa đông ở miền Bắc có thể dẫn đến tình trạng kích ứng đường thở, gây khô các mô đường hô hấp, khiến các đường hô hấp nhạy cảm hơn và co lại, gây ra các cơn hen suyễn.
Ngoài ra, độ ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, bụi bẩn phát triển, càng dễ làm bùng phát hen suyễn.
Đọc ngay: Bệnh hen suyễn là gì? Hen suyễn có nguy hiểm không
Ô nhiễm môi trường không khí trong nhà tác động đến bệnh hen suyễn?
Không khí trong nhà cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với những người bị bệnh hen suyễn. Bởi lẽ ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, nơi làm việc, phần lớn chúng ta dành thời gian ở nhà.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency) đã đưa ra nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người với các chất ô nhiễm có trong không khí. Nghiên cứu này chỉ ra rằng nồng độ các chất ô nhiễm ở trong nhà không thua kém gì so với ở ngoài trời, thậm chí có thể cao hơn từ 2 đến 5 lần, đôi khi là 100 lần so với nồng độ chất ô nhiễm ở ngoài trời.
Các tác nhân làm ô nhiễm môi trường không khí trong nhà có thể xuất phát từ các hoạt động đun nấu, khí thải từ máy móc gia dụng chạy bằng nhiên liệu, lông động vật, bụi bẩn bám trên các vật dụng, chăn, ga, gối, đệm, khăn trải bàn…
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong nhà có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ngoài các vấn đề về kích ứng da liễu thì hen suyễn cũng là hệ quả khó tránh khỏi do ô nhiễm không khí trong nhà gây nên. Tình trạng ô nhiễm khiến cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Các chất ô nhiễm có thể gây cản trở hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn và thúc đẩy sự phát triển của bệnh.
Đọc ngay: Suyễn là gì? Nguyên nhân lớn nhất là ô nhiễm không khí?
Các biện pháp thanh lọc không khí cho bệnh hen suyễn
Như đã đề cập, không khí ô nhiễm có sự ảnh hưởng lớn đến bệnh hen suyễn. Để giảm tác động của môi trường không khí đối với căn bệnh này, cần thực hiện các biện pháp thanh lọc không khí như:
Biện pháp kỹ thuật
Có thể khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí bằng các biện kỹ thuật như thay thế máy móc lạc hậu, gây ô nhiễm nhiều bằng máy móc hiện đại, thay thế nhiên liệu đốt truyền thống bằng các thiết bị sử dụng điện năng. hay nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên
Hen suyễn rất dễ chịu ảnh hưởng của môi trường trong nhà, do đó giải pháp cần thiết và hiệu quả để thanh lọc không khí trong nhà là thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Cần lau chùi các vật dụng thường xuyên để đảm bảo không gian sạch sẽ. Máy hút bụi cũng là giải pháp tiện lợi để loại bỏ hiệu quả bụi bẩn bám trên bề mặt và các yếu tố khác gây ô nhiễm.
Trồng cây xanh ở những vị trí hợp lý
Cây xanh được ví như lá phổi thứ hai giúp thanh lọc không khí hiệu quả. Quá trình quang hợp của cây tạo ra khí oxy cung cấp cho sự hô hấp của con người, hấp thụ tốt bụi bẩn, tạo sự thoải mái, dễ chịu, hạn chế nguy cơ mắc hen suyễn. Các loại cây được ưa chuộng như cây trầu bà, cây lưỡi hổ, cây ngũ gia bì…
Sử dụng máy lọc không khí
Máy lọc không khí đang là thiết bị “hot” trên thị trường với tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng như hiện nay. Các loại máy lọc không khí được thiết kế với những công nghệ tiên tiến và những tính năng ưu việt có khả năng lọc bụi mịn, siêu mịn, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, một số thiết bị được trang bị màng lọc than hoạt tính có tính năng khử mùi, hút các khí độc hại như khí gas, khói thuốc, formaldehyde… Nhìn chung thiết bị lọc không kí có khả năng lọc và ngăn ngừa những tác nhân gây dị ứng, hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp, trong đó có hen suyễn.
Đọc ngay: Suyễn là gì? Hen suyễn ở trẻ em cha mẹ phải biết
Một số câu hỏi về bệnh hen suyễn
Hen suyễn kiêng gì, uống thuốc gì, có lây không, có chữa được không là những câu hỏi không chỉ người bệnh quan tâm mà người nhà bệnh nhân cũng cần phải lưu ý. Máy lọc Htech sẽ giải đáp ngay sau đây!
Hen suyễn kiêng gì, hen suyễn uống thuốc gì
Hen suyễn kiêng gì
Vấn đề ăn uống là vô cùng quan trọng khi điều trị hen suyễn. Một số thực phẩm mà người bệnh hen suyễn phải kiêng kị do nó có những thành phần có thể gây tác động xấu kích thích cơn hen ngày một nhiều, dẫn đến tình trạng bệnh khó hồi phục. Các thực phẩm cần liệt vào danh sách người bệnh hen suyễn phải tránh xa gồm:
Chất kích thích, đồ uống có gas
Các chất kích thích như bia, rượu có chứa sulfite – kẻ thù của hen suyễn. Các loại nước ngọt, nước có gas cũng chứa nhiều chất phụ gia, hương liệu, hóa chất cũng gây nguy hiểm cho người bệnh hen suyễn.
Thực phẩm mặn
Nhiều người có thói quen ăn đậm đà, thậm chí ăn mặn. Tuy nhiên, đồ ăn quá mặn khi vào khí quản sẽ dễ sinh ra đờm, lượng natri trong muối có thể phản ứng với phế quản, dễ dẫn đến tắc nghẽn và làm cơn hen trở nặng khi gặp thời tiết bất lợi.
Thực phẩm đông lạnh
Đồ đông lạnh dù tiện lợi nhưng có chứa sulfite và natri bisulfit để bảo quản, không tốt cho bệnh nhân hen suyễn.
Thực phẩm ngâm chua
Các loại đồ ngâm chua như dưa muối, cà muối, bắp cải muối chứa lượng muối lớn nên khi sẽ thẩm thấu vào khí quản sinh ra đờm, gây khó thở người bệnh.
Trans fat và omega 6
Những thực phẩm có trans fat như các loại bánh, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, chế biến sẵn, bơ thực vật… là những thực phẩm người bệnh hen suyễn nên tránh để bệnh không diễn tiến nặng.
Hen suyễn uống thuốc gì
Người bệnh hen suyễn cần sử dụng đúng liều lượng thuốc, có sự hướng dẫn của bác sĩ thì việc kiểm soát bệnh mới hiệu quả.
Các loại thuốc tây được sử dụng để điều trị hen suyễn được chia thành hai nhóm:
– Thuốc dự phòng (sử dụng lâu dài): thuốc corticosteroid dạng hít, thuốc kháng Leukotriene, thuốc kháng histamine, thuốc Theophylline giãn phế quản.
– Thuốc cắt cơn hen: Short-acting beta agonists, thuốc Omalizumab, thuốc corticosteroid dạng uống.
Ngoài ra người bệnh hen suyễn ở mỗi thể phong nhiệt, phong hàn, phong đàm còn thể sử dụng thuốc nam nếu không muốn sử dụng nhiều thuốc tây. Mỗi thể bệnh sẽ có những bài thuốc khác nhau.
Đọc ngay: Đừng để “chết đuối” trên cạn với hen phế quản nặng
Hen suyễn có lây không
Theo PGS.TS – Bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM), hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính và triệu chứng của hen suyễn thường kịch liệt nên mọi người đa số đều lo sợ bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên hen suyễn không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh vẫn có thể được kiểm soát và không ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người bệnh tuân đúng yêu cầu của bác sĩ.
Hen suyễn có chữa được không
Hen suyễn gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở… ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của người bệnh, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm..
Vì đây là bệnh mãn tính nên người bị hen suyễn xác định không thể chữa khỏi hoàn toàn và phải sống chung với hen suyễn cả đời hen. Mặc dù vậy, người bệnh có thể dùng thuốc để kiểm soát, ngăn bệnh tái phát, giảm các triệu chứng hen suyễn, không để cuộc sống bị ảnh hưởng quá nhiều.
Trả lời