Màng lọc hepa là gì? Ứng dụng của màng lọc hepa
Không thể phủ nhận rằng máy lọc không khí là một thiết bị vô cùng quan trọng với sức khỏe con người trong tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay. Khi tìm mua máy lọc không khí, chắc hẳn bạn cũng đã được nghe quảng cáo, giới thiệu về màng lọc hepa. Vậy màng lọc hepa là gì, ứng dụng của nó như thế nào? Cùng Máy lọc Htech tìm hiểu về màng lọc hepa qua bài viết dưới đây!
Xem thêm: Máy lọc Htech
Màng lọc hepa là gì?
Hepa là từ viết tắt của cụm từ “high efficiency particulate air” (dịch ra tiếng Việt là bộ lọc không khí hiệu suất cao).
Màng lọc hepa hay còn gọi là hepa filter được ra đời vào năm 1940 tại Hoa Kỳ nhằm mục đích là lọc bụi phóng xạ phát ra từ các vụ thử bom nguyên tử. Trải qua quá trình cải tiến công nghệ liên tục, phát triển lâu dài cho đến ngày nay, màng lọc hepa đã có những bước tiến vượt bậc trong ứng dụng lọc khí. Trong tương lai, thiết bị này hứa hẹn vẫn sẽ luôn là công cụ hữu ích góp phần cải thiện chất lượng không khí trong phòng.
Theo nhiều nghiên cứu của Đại học Công nghệ Queensland (Brisbane, Úc), màng lọc đúng chuẩn có khả năng loại bỏ được 99,9% tạp chất có trong không khí…. Tiêu chuẩn để được coi là màng lọc hepa đúng chuẩn là chúng phải giữ được những hạt PM0.3 (tức là đường kính nhỏ đến 0,3µm) bay lơ lửng trong không khí.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại màng lọc với những ưu điểm khác nhau. Ba loại màng lọc mà chúng ta thường gặp là kiểu mini pleat, kiểu seperator và màng lọc hepa chịu nhiệt.
Màng lọc hepa kiểu mini pleat
Đây là màng lọc với thiết kế dạng mini, mỏng, nhẹ. Độ dày của sản phẩm thường dao động trong khoảng từ 69 đến 110mm với chênh áp ban đầu khá thấp. Màng lọc hepa kiểu mini pleat có hiệu suất lọc là 99,9%, đảm bảo khả năng giữ lại các hạt bụi kích thước siêu nhỏ.
Màng lọc hepa kiểu seperator
Màng lọc kiểu seperator thường được sản xuất từ sợi thủy tinh, phần khung được làm từ thép không gỉ.
Cấp độ lọc của sản phẩm này được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu 1822, có hiệu suất lọc từ 99% đến 99,999%. Chênh áp ban đầu của màng lọc hepa kiểu seperator là 200pa, chênh áp kiến nghị thay thế là 600pa, có thể kháng ẩm 100% và hoạt động được ở môi trường nhiệt độ lên đến 80 độ C.
Màng lọc hepa chịu nhiệt
Màng lọc chịu nhiệt được thiết kế với công nghệ đặc biệt nên có thể hoạt động liên tục ở nhiệt độ lên tới 250 độ C mà không làm giảm hiệu suất của sản phẩm. Hiệu suất lọc cũng khá cao lên đến 99,97% – 99,99%.
Xem thêm: Bộ lọc hepa – chi tiết đắt giá nhất trong máy lọc không khí?
Cấu tạo và tác dụng của màng lọc hepa
Cấu tạo bên ngoài
Phần bên ngoài của màng lọc được làm bằng vật liệu thép sơn tĩnh điện có độ dày khoảng 1.2 mm hoặc inox 304.
Cấu tạo bên trong
Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của màng lọc hepa là đường kính sợi vật liệu, độ dày của vật liệu, vận tốc bề mặt qua vật liệu.
Theo nhiều nghiên cứu thì màng lọc được cấu tạo bởi những sợi có đường kính siêu nhỏ chỉ từ 0,5 – 2 µm đan xen ngẫu nhiên vào nhau, liên kết với nhau tạo thành một tấm lọc nhiều lớp siêu hiệu quả. Một màng lọc hepa tiêu chuẩn được cấu tạo gồm 4 lớp là màng lọc thô, màng lọc hỗn hợp, màng lọc khử mùi, màng lọc khử bụi với những công dụng, tính năng khác nhau những đều hướng đến kết quả lọc sạch không khí.
Các sợi của màng lọc hepa thường là sợi tổng hợp, sợi thủy tinh hoặc các lớp xenlulo, được sắp xếp theo hình đàn phong cầm, cách nhau từ 0.3 µm. Do đó giúp chúng có khả năng giữ lại các phân thử bụi, các hạt lơ lửng trong không khí với kích thước siêu nhỏ từ 0.3 µm trở lên. Chẳng hạn như bụi bẩn, bụi mịn PM2.5, bụi siêu mịn PM1.0, vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa và các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Nguyên lý hoạt động và tác dụng của màng lọc hepa
Khi không khí được thiết bị hút vào và đi qua màng lọc hepa thì các hạt bụi nhỏ, siêu nhỏ có kích thước lớn hơn khoảng cách giữa các sợi trong màng lọc, nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa… trong không khí sẽ bị những kẽ sợi thủy tinh của màng lọc giữ lại. Thoạt đầu bụi bẩn sẽ bị giữ lại ở màng thô, sau đó không khí tiếp tục qua màng hỗn hợp của màng lọc hepa.
Tại màng lọc hỗn hợp sẽ diễn ra 4 quá trình lọc không khí, đó là lọc bụi vàng – lọc khí Aldehyde – khử mùi – lọc bụi. Dư lượng ô nhiễm của không khí sau đó tiếp tục đi qua màng lọc khử mùi và màng lọc bụi cuối cùng. Đến giai đoạn này thì không khí đã khá sạch sẽ, trong lành.
Tuy nhiên, nhiều người còn nhầm lẫn về khả năng lọc mùi, khử mùi của màng lọc hepa. Khả năng giữ bụi vô cùng tốt của hepa thì không cần bàn cãi nhưng khả năng lọc ra các chất khí và phân tử mùi không phải là hoàn hảo. Trong trường hợp phải lọc các hợp chất như thuốc lá, mùi hôi từ vật nuôi, hơi hóa chất hoặc những mùi khó chịu khác thì cần phải sử dụng kết hợp than hoạt tính hoặc sử dụng bộ lọc thay thế hoặc bổ sung cho bộ lọc hepa.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy lọc không khí đúng cách hiệu quả
Ứng dụng của màng lọc hepa với các thiết bị
Như đã đề cập, màng lọc ban đầu được sản xuất để phục vụ cho quân sự. Cùng với quá trình phát triển của xã hội thì vấn đề vệ sinh đảm bảo sức khỏe càng được chú trọng hơn và việc sử dụng thiết bị lọc khí, trong đó có màng lọc hepa ngày càng rộng rãi và phổ biến.
Hiện nay màng lọc hepa được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y tế, thí nghiệm… và đặc biệt là trong không gian sống của mỗi gia đình. Màng lọc hepa thường được lắp đặt ở những nơi như trên ô tô, trong nhà, trong bệnh viện, phòng thí nghiệm, nơi bảo quản thực phẩm tươi sống, thiết bị y tế, tàu vận tải biển…
Để làm sạch không khí ở những nơi này, màng lọc hepa được lắp đặt tích hợp trong máy lọc không khí, trong điều hòa, máy hút ẩm, trong quạt hơi nước, máy làm mát, máy hút bụi cầm tay, robot hút bụi tự động. Màng lọc thuận tiện hơn rất nhiều so với các miếng lọc, tấm lọc trước đây, vừa đảm bảo an toàn, vừa gọn nhẹ dễ dàng vệ sinh và thay thế. Các thiết bị này được trang bị màng lọc làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác nhân gây hại cho sức khỏe con người, thiết lập môi trường sạch sẽ cho không gian sống, nơi làm việc khi mà tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí đang vượt mức báo động.
Vệ sinh màng lọc hepa thế nào?
Màng lọc hepa được ví như là linh hồn của các thiết bị lọc khí có trang bị màng lọc nói chung. Màng lọc hepa có tuổi thọ không dài và dễ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, cần vệ sinh định kì hoặc thay mới khi màng lọc đã cũ để đảm bảo hiệu suất của máy ở mức cao nhất. Vậy cách vệ sinh màng lọc hepa như thế nào? Máy lọc Htech sẽ đưa ra hướng dẫn chung về cách vệ sinh như sau:
Chọn ngày có thời tiết thuận lợi để vệ sinh màng lọc hepa
Độ ẩm là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của màng hepa, bạn nên chọn ngày có độ ẩm không quá cao để vệ sinh màng lọc. Điều này giúp màng lọc thô có thể khô nhanh, không ảnh hưởng đến màng lọc hepa bên trong và hơi ẩm trong màng lọc cũng được giải phóng ra ngoài. Thời gian để màng lọc khô thường là 4 tiếng, do đó buổi sáng trong một ngày thời thiết khô thoáng là lựa chọn thích hợp để vệ sinh màng lọc hepa.
Các bước vệ sinh màng lọc hepa
Bước 1: Tắt máy, ngắt nguồn điện cho máy để đảm bảo an toàn
Bước 2: Di chuyển máy đến nơi có không khí khô thoáng
Bước 3: Lau vỏ ngoài của máy và những khe hở bên ngoài máy
Tiến hành vệ sinh bằng các dụng cụ, khăn mềm, không sắc nhọn. Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất tẩy rửa. Trường hợp gặp phải những vết bẩn cứng đầu trên máy, bạn có thể dùng khăn thấm nước chanh loãng để vệ sinh.
Bước 4: Mở nắp và lấy tháo lọc hepa ra ngoài
Bạn có thể dùng nút điều khiển phía trên cùng của máy để mở nắp máy. Nếu không mở được bằng nút, bạn cũng có thể dùng tay giữ phần góc tên của máy và nhẹ nhàng kéo màng lọc ra ngoài.
Bước 5: Vệ sinh các lớp lọc
Màng lọc thô có thể mang đi rửa nhẹ nhàng với nước cho đến khi sạch. Tuy nhiên với màng lọc hepa thì không rửa trực tiếp bằng nước, khăn ướt, cọ rửa hoặc chất tẩy rửa. Bởi màng lọc hepa nếu bị ẩm sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc trú ngụ.
Bạn có thể sử dụng chổi mềm, máy sấy, máy hút bụi công suất nhẹ hoặc đặt ở chế độ thổi bụi để đánh bay các chất bẩn ra khỏi màng lọc hepa. Cần chú ý không tác động mạnh vào màng lọc bởi có thể làm dịch chuyển kết cấu của màng lọc dẫn đến giảm hiệu quả lọc khí.
Bước 6: Phơi khô các màng lọc
Bạn nên phơi khô các màng lọc dưới ánh nắng và khu vực thoáng khí. Tia UV của ánh mặt trời có khả năng tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trên màng lọc.
Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc làm khô bộ lọc nhưng phải để ở chế độ nhẹ nhất (không có nhiệt), cách bộ lọc ít nhất 1- 2 inch.
Bước 7: Lắp lại màng lọc vào máy
Chú ý phải chắc chắn rằng các màng lọc đã khô ráo trước khi lắp lại để sử dụng để không làm hư hỏng động cơ, linh kiện của máy.
Khi lắp lại màng lọc vào máy cần lắp theo đúng thứ tự trước khi tháo ra vệ sinh. Sau đó đóng nắp lại. Khi nghe thấy tiếng lạch cạch của khớp nối giữa thân máy và nắp máy tức là bạn đã nắp đúng cách.
Với việc vệ sinh màng lọc hepa đúng cách, thường xuyên sẽ giúp giảm tối đa khả năng gặp phải các vấn đề như kẹt tắc lỗ thông khí gây tốn điện, đảm bảo tuổi thọ của máy. Màng lọc hepa cần được vệ sinh định kỳ khoảng 2 đến 3 tháng để đảm báo máy luôn hoạt động tốt.
Xem thêm: Các lỗi thường gặp và cách sửa máy lọc không khí dễ làm
Màng lọc hepa có rửa được không?
Nhiều người dùng sẽ có thắc mắc là màng lọc hepa có rửa được không. Để trả lời câu hỏi này cần phải căn cứ vào cấu tạo của bộ lọc trong máy. Thông thường nhà sản xuất sẽ chú thích vấn đề này ở ngoài máy hoặc trong hướng dẫn sử dụng.
Đối với máy lọc khí truyền thống, có cấu tạo màng lọc xếp lớp thì các màng lọc có thể tháo ra và rửa sạch. Tuy nhiên khi rửa cũng phải chú ý thao tác thật nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm hỏng thiết bị.
Đối với một số máy lọc khí hiện đại, có cấu tạo màng lọc đồng nhất thì bạn thường không thể vệ sinh bộ phận lọc khí nên màng lọc hepa cũng không thể rửa được. Do đó, bạn cần thay thế màng lọc theo quy định của nhà sản xuất.
Trên đây là những thông tin về màng lọc hepa. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời!
Trả lời