Tác hại của con muỗi không chỉ dừng lại ở bị “đốt ngứa”
Vào những ngày thời tiết ẩm ướt, thậm chí cả những ngày bình thường, muỗi chắc hẳn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Một vết muỗi cắn không chỉ khiến chúng ta ngứa ngáy mà nó còn có nguy cơ trở thành mầm bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn cận cảnh về con muỗi. Tại sao chúng lại đốt bạn? Liệu vết muỗi đốt có mang mầm bệnh gì hay không? Làm thế nào để bảo vệ chính mình không bị muỗi đốt? Đọc ngay đừng bỏ lỡ!
Xem thêm: Máy lọc Htech
Tìm hiểu về con muỗi, các loài muỗi
Thức ăn của con muỗi
Loài muỗi đã xuất hiện và tồn tại hàng triệu năm trước. Con muỗi chủ yếu sinh sống trong ao hồ, nước đọng, đầm lầy, các vùng ẩm ướt. Con muỗi đẻ trứng xuống nước, một thời gian sau trứng biến thành muỗi. Chúng sẽ bay ra khỏi mặt nước và ra ngoài thế giới kiếm ăn.
Thức ăn chủ yếu của con muỗi đực là nhựa cây, hoa quả. Vì không đủ protein cho muỗi cái nên muỗi cái có một chiếc vòi đặc biệt có thể xuyên thủng da người và da động vật để hút máu. Trong máu chứa protein cho muỗi sản sinh trứng.
Cấu tạo con muỗi
Con muỗi trưởng thành có kích thước khoảng 8 – 10mm. Cấu tạo con muỗi gồm thân mỏng nhỏ, cánh, các chân dài. Tốc độ bay trung bình của con muỗi từ 1,5 – 2,5km/h.
Đầu con muỗi có 2 mắt kép, vùng khuyết cửa mắt của muỗi có gốc anten 15 đốt (muỗi đực) và 16 đốt (muỗi cái). Miệng con muỗi cái có vòi để gây vết thương. Con muỗi đực không có vòi.
Phần ngực của con muỗi có 3 đốt dính liền nhau là ngực trước, ngực giữa, ngực sau. Đốt ở ngực gắn đôi cánh vững chắc, một đốt mang đôi chân.
Phần bụng của con muỗi có 10 đốt. Ở đốt bụng giữa có lông tơ, có vảy. Các đốt bụng phía cuối có bộ phận sinh dục.
Các loài muỗi
Muỗi aedes (muỗi vằn)
Những con muỗi aedes trưởng thành có kẻ sọc trắng đen trên thân. Những chum vại, ao tù nước đọng là nơi trú ngụ lý tưởng để chúng sinh sản.
Thời kỳ từ trứng đến trưởng thành vào khoảng 6 – 8 ngày. Loài muỗi này thường thích đậu trên các vật có màu đen và đỏ. Một đặc điểm nữa là loài muỗi này đốt rất nhẹ nhàng. Thông thường, bạn sẽ không cảm nhận được nếu nó đốt. Chỉ khi bạn cảm thấy ngứa và có nốt đỏ thì bạn mới có thể biết rằng mình đã bị muỗi đốt.
Đọc ngay: Bạn đã biết độ nguy hiểm của muỗi vằn và loại bỏ muỗi vằn?
Muỗi anophel
Đây là một trong những loài muỗi truyền virus sốt rét ở Việt Nam. Dấu hiệu nhận biết là chúng có sọc xanh xám trên cánh. Quá trình sinh trưởng của muỗi anophel là từ 6 – 10 ngày. Ngoài ra, loài muỗi này thích nước sạch và không ô nhiễm. Dù nhà bạn sạch sẽ thì không loại trừ khả năng có muỗi ký sinh trong nhà. Ngoài ra chúng cũng ưa màu tối như muỗi vằn và có xu hướng đốt người vào ban đêm khi chúng ta đang say giấc nồng.
Muỗi culex
Muỗi culex nguy hiểm không kém anophel. Đây là loài muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Muỗi culex có vảy nâu sẫm trên cánh, thân, ngực và chân. Chúng sinh trưởng và đẻ trứng chủ yếu ở những nơi nước đọng, bị ô nhiễm như chum vại, sông, rạch hay cống rãnh. Chúng cũng có xu hướng đốt người vào ban đêm. Do sống ở môi trường ô nhiễm nên virus chúng mang theo cũng vô cùng độc hại.
Tác hại của con muỗi đến con người
Trong quá trình hút máu người, muỗi cái vô tình truyền bệnh tật, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng cho con người. Đó là những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, bệnh từ virus Zika, sốt xuất huyết, da phơi nhiễm…
Mặc dù vậy, không phải tất cả những loài muỗi đều sẽ truyền bệnh cho con người. Tuy nhiên khi bị con muỗi đốt, bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và mẩn đỏ.
Đọc ngay: Nhận diện vết đốt của muỗi sốt xuất huyết ngay lập tức
Các bệnh nguy hiểm gây ra từ con muỗi
Bệnh virus Zika
Muỗi là vật trung gian truyền virus Zika cho con người. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết đốt của muỗi aedes bị nhiễm virus. Người mắc bệnh này sẽ có các biểu hiện như sốt, đau khớp, phát ban, đau mắt đỏ. Tuy nhiên, các biểu hiện có thể biến mất trong một tuần.
Bệnh này cực kỳ nguy hiểm với phụ nữ có thai, có thể gây dị tật cho thai nhi, teo não, thiểu năng trí tuệ. Hiện chưa có thuốc đặc trị virus Zika.
Bệnh viêm não Nhật Bản
Đây là căn bệnh được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Virus trực tiếp gây ra bệnh được truyền qua muỗi. Nếu bị muỗi đốt, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể người bệnh và gây nguy hiểm. Khi mắc phải, người bệnh có các biểu hiện như sốt cao, hôn mê, co giật, đau đầu dữ dội…
Đọc ngay: Làm sao diệt muỗi culex gây viêm não nhật bản “chết người”
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một căn bệnh do muỗi truyền có thể nói là phổ biến nhất. Bệnh này xuất hiện ở các nước khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh có biểu hiện sốt, phát ban, dễ bị bầm tím và chảy máu chân răng, đau bụng dữ dội, tiêu chảy và xuất huyết dưới da. Nếu xuất huyết quá nhiều, người bệnh có nguy cơ tử vong.
Sốt vàng da
Đây cũng là một dạng của sốt xuất huyết nhưng không có cách chữa trị. Bệnh nhân mắc bệnh này dễ bị biến chứng với các cơn sốt cao hơn. Nặng hơn là vàng da (da và lòng trắng của mắt chuyển màu vàng) và xuất huyết trong. Người mắc bệnh này rất dễ tử vong. Vì vậy muốn ngăn ngừa thì bạn cần tiêm chủng để an toàn hơn.
Sốt rét
Cũng giống như sốt vàng da hay sốt xuất huyết, sốt rét là bệnh nguy hiểm và phổ biến. Bệnh sốt rét do muỗi anophel cái truyền ký sinh trùng Plasmodium sang cơ thể người qua vết đốt. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là sốt cao, ớn lạnh, cảm cúm nặng. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Một số câu hỏi về con muỗi
Bị muỗi đốt sưng to có mủ có sao không?
Việc muỗi đốt và có tình trạng sưng, đỏ ở phần da bị đốt là khá bình thường. Khi bị đốt cơ thể sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Đôi lúc, vết muỗi đốt sẽ bị va chạm với sợi vải quần áo làm da bị xây xát. Người lớn có thể tránh nhưng trẻ em thì rất khó. Các vết muỗi đốt không xử lý kịp thời sẽ bị bụi bẩn xâm nhập, dẫn đến mưng mủ. Khi vết đốt mưng mủ thì nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Đặc biệt là khi vết mủ bị vỡ tạo ra vết thương hở trên da. Đây là cơ hội để virus mang mầm bệnh xâm nhập gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Khi bị muỗi đốt sưng đỏ, hãy chữa trị ngay tránh để đến giai đoạn mưng mủ để không gây ra các tác hại khác đến sức khỏe. Các cách thức chữa trị công hiệu từ thiên nhiên có thể kể đến như:
– Dùng mật ong bôi lên vết muỗi đốt.
– Lấy búp lá bàng non rửa sạch cho vào nước đun sôi. Sau đó để nguội rồi ngâm vết thương tầm 15 – 20 phút.
– Dùng trà hoa cúc đắp lên vết đốt khoảng 15 – 20 phút
– Dùng nước muối pha loãng để rửa vết thương giúp tránh nhiễm trùng.
– Cắt hành tây hoặc tỏi thành lát đắp lên vết đốt vài lần trong ngày để vùng da chóng hồi phục.
Đọc ngay: Muỗi sợ mùi gì? Đuổi muỗi bằng mùi hương tự nhiên
Muỗi đốt sưng ngứa chảy nước có sao không?
Khi con muỗi đốt sẽ xuất hiện vết đỏ nhỏ ở vị trí đốt và gây ngứa ngáy, bứt rứt. Muỗi đốt sưng ngứa chảy nước thường không phải là triệu chứng do vết đốt gây ra. Nguyên nhân thực sự là do phản ứng của hệ miễn nhiễm của cơ thể với protein có trong nước bọt của con muỗi.
Phản ứng miễn dịch của cơ thể với nước bọt của muỗi sản sinh histamine làm vết đốt sưng ngứa, đỏ lên. Khi bị muỗi đốt nhiều người có thói quen gãi lên chỗ bị đốt, vô tình khiến vết đốt bị tổn thương và chảy nước.
Với những người mẫn cảm, tại vết đốt có thể sưng đỏ, phù nề. Đôi khi còn có mụn nước do cơ chế phản ứng với các dị nguyên từ ngòi, lông, vết cắn của chúng.
Khi bị muỗi đốt sưng ngứa chảy nước có thể dùng một số mẹo sau để khắc phục:
– Dùng khoai tây cắt lát bôi vào vết đốt sẽ giúp giảm ngứa và không vết đốt không bị thâm.
– Dùng giấm pha loãng rồi bôi trực tiếp lên vết đốt. Sau đó lấy gạc bông đắp lên sẽ giảm ngứa và sưng hiệu quả.
– Thoa đá lạnh một lúc sẽ hết ngứa ngáy và không còn sưng tấy.
– Dùng kem đánh răng bôi lên vùng da bị đốt. Đến khi khô thì rửa bằng nước sạch.
– Dùng lá bạc hà, tía tô rửa sạch rồi vò nát, lọc lấy nước. Sau đó bôi lên vùng da tổn thương.
Đọc ngay: Phòng tránh muỗi bằng những cách nào?
Đó là những mẹo để chữa trị khi bị muỗi đốt. Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn hoàn toàn có thể không bị muỗi đốt bằng việc sử dụng các mẹo đuổi muỗi. Trong đó máy lọc không khí bắt muỗi là giải pháp tối ưu, vừa giúp bắt muỗi lại đảm bảo không khí trong lành, loại bỏ tác nhân gây ung thư, tốt cho sức khỏe.
Trả lời