Sức khỏe là gì? Cách để có một sức khỏe tốt
Bạn thường nói hoặc nghe bảo rằng, chúng ta cần phải có phải sức khỏe. Vậy, liệu bạn đã thật sự hiểu rõ sức khỏe là gì chưa? Nếu không có sức khỏe, bạn sẽ ra sao? Bạn nên làm gì để có được một sức khỏe tốt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về sức khỏe là gì.
Bạn thường nói hoặc nghe bảo rằng, chúng ta cần phải có phải sức khỏe. Vậy, liệu bạn đã thật sự hiểu rõ sức khỏe là gì chưa? Nếu không có sức khỏe, bạn sẽ ra sao? Bạn nên làm gì để có được một sức khỏe tốt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về sức khỏe là gì.
Sức khỏe là gì?
Chúng ta thường hay bảo rằng, “sức khỏe là vàng“, “có sức khỏe mới có cuộc sống hạnh phúc”. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể định nghĩa đúng về “sức khỏe là gì?”. Bởi bạn thường dễ rơi vào trường hợp hiểu nhầm giữa mối quan hệ sức khỏe với việc không mắc bệnh hoặc xảy ra thương tật.
Tuy nhiên, định nghĩa “sức khỏe là gì?” còn rộng lớn hơn thế. Khi nó được hiểu một cách toàn diện hơn, là trạng thái hoàn thành thoải mái về mặt tinh thần, thể chất và xã hội của con người. Một người có sức khỏe tốt không những không mắc bệnh mà cần phải có đời sống tinh thần, xã hội lành mạnh.
Vai trò của sức khỏe là gì?
Có sức khỏe, bạn mới có thể làm việc, lao động và học tập hiệu quả. Vậy, bạn đã biết gì về vai trò của sức khỏe chưa? Để hiểu thêm khái niệm sức khỏe là gì, bạn nên tìm hiểu các vai trò quan trọng sau đây.
Giúp sức đề kháng tốt
Người có sức khỏe là người có sức đề kháng đề kháng tốt, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn có hại. Ngược lại, nếu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề thì đây chính là cơ hội tốt để các mầm bệnh xâm nhập, bởi khả năng đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút.
Sức khỏe giúp bảo vệ bạn trước những tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa được loại bệnh như ung thư, sốt, tiêu đường, huyết áp,… Đồng thời, sức đề kháng tốt đồng nghĩa với hệ lợi khuẩn trong cơ thể phát triển tốt.
Đây chính là những “chiến binh” giúp bảo vệ cơ thể bạn trước những vi khuẩn gây hại và hỗ trợ các quá trình trao đổi chất bình thường bên trong cơ thể. Chẳng hạn như lợi khuẩn trong đường ruột phát triển giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, hấp thu chất dinh dưỡng triệt để và góp phần tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn có hại gây ra bệnh về đường ruột.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Sức khỏe tốt sẽ cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào cả về thể chất lẫn tinh thần. Được biểu hiện qua sắc mặt tươi tắn, cơ thể rắn chắc, cơ bắp to khỏe, hoặc những suy nghĩ, tình cảm tích cực, đầu óc minh mẫn. Nguồn năng lượng từ sức khỏe giúp bạn hoàn thành tốt mọi việc từ nhẹ nhàng đến nặng nề, chân tay hoặc trí óc.
Đồng thời, sức khỏe còn giúp bạn trở nên dẻo dai hơn, nhanh nhẹn hơn. Khi bạn có thể vận động, di chuyển một cách nhanh chóng hơn và làm việc lâu hơn.
Tăng cường khả năng thích ứng
Hằng ngày, cơ thể bạn luôn phải đối mặt với sự thay đổi của môi trường trong lẫn ngoài. Một sức khỏe kém sẽ không chống chọi lại với những biến đổi của thời tiết, môi trường mà rất dễ bị nhiễm bệnh.
Do cơ chế bảo vệ cơ thể gặp sự cố, lỏng lẻo vì một hoặc nhiều yếu tố nào đó bị suy yếu. Ngược lại, sức khỏe tốt giúp điều hòa cơ thể dần dần thích ứng với những sự thay đổi về nhiệt độ, thời tiết, môi trường sống, nước,… khiến cho mầm bệnh không có cơ hội phát triển.
4 điều nên làm ngay hôm nay để có một sức khỏe tốt
Sức khỏe có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người và xã hội. Mỗi chúng ta đều phải biết tự chăm sóc và tăng cường sức khỏe bản thân. Vậy các cách chăm sóc sức khỏe là gì?
Ăn uống lành mạnh, đủ chất, đúng giờ
Đây chính là lời khuyên của mọi bác sĩ dành cho bệnh nhân, những người có sức khỏe kém. Việc ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết và cả những chất cơ thể không tự tổng hợp được. Cơ thể con người cần được cung cấp đủ chất đường bột, đạm, béo, xơ, các loại vitamin, nước,… mỗi ngày.
Ăn uống lành mạnh là tránh xa rượu, bia, thuốc lá, ma túy,… Đây chính là những “sát thủ vô tình” đang đang ngày ngày cướp đi sức khỏe của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên có một chế độ ăn uống đúng giờ, đúng buổi. Tránh tình trạng chỉ ăn khi nào thực sự đói, bởi điều này rất dễ khiến dạ dày bị lở loét hoặc viêm.
Theo khuyến cáo, mỗi người cần cung cấp đủ 2 lít mỗi ngày cho cơ thể hoạt động và làm việc. Cơ thể bị thiếu nước sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến thận, phổi,… Vì tất cả các phản ứng sinh hóa trong cơ thể đều diễn ra trong môi trường nước. Do đó, bạn cũng nên ăn thêm nhiều trái cây tươi để bổ sung thêm nước và vitamins.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn nhiều trái cây sau bữa ăn. Bởi thành phần chất xơ trong trái cây sẽ làm pH trong dạ dày. Từ đó gây bất lợi cho quá trình hoạt động của các lợi khuẩn, enzyme tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn lưu trữ ở dạ dày lâu hơn, gây ra hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại phát triển.
Luyện tập thể dục mỗi ngày
Bạn có thể lựa chọn chạy bộ, tập yoga, chơi thể thao,… để tăng cường sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng, việc luyện tập thể dục, thể thao đều đặn là cách hỗ trợ tim mạch, huyết áp, các hệ xương,… phát triển một cách lành mạnh. Thực tế cho thấy rằng, người thường xuyên tập thể dục sẽ có sức khỏe tốt hơn hẳn người bình thường.
Suy nghĩ tích cực
Yếu tố tinh thần là một phần quan trọng trong định nghĩa “sức khỏe là gì?”. Nên nó cũng có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sức khỏe con người. Bởi bạn cần phải có một tinh thần thoải mái, để có thể thực hiện các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe, như ăn uống ngon miệng hơn, tập thể dục thường xuyên hơn.
Ngược lại, những suy nghĩ tiêu cực, áp lực đang ngày càng làm tổn thương bộ não của bạn. Điều này khiến bạn luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng kéo dài. Biểu hiện cụ thể là tình trạng mất ngủ, bỏ ăn, luôn lo lắng, hoang mang,… Do đó, bạn cần phải biết cách bảo vệ sức khỏe trước những suy nghĩ tiêu cực.
Ngủ đúng và đủ
Ngủ chính là khoảng thời gian mà cơ thể bạn đang đào thải các chất độc, phục hồi tái tạo các thành phần mới, cung cấp năng lượng cho ngày mới. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ bị xâm hại kéo dài sẽ kéo theo tình trạng sức khỏe sa sút.
Khi cơ quan không được phục hồi một cách tốt nhất, lâu ngày được tích lũy thành bệnh. Mà cơ quan bị tổn thương đầu tiên là não bộ với những cơn đau đầu, chóng mặt, tiếp đến là tim mạch, gan, thận,…
Có một sự thật rằng, buổi tối bạn không ngủ thì buổi trưa bạn cố ngủ bù lại bao nhiêu cũng không đủ. Do đó, bạn cần phải có một giấc ngủ thật đủ, kéo dài từ 7 – 8 tiếng. Việc ngủ ít hơn trong thời gian dài sẽ khiến tuổi thọ của bạn ngắn lại.
Bài viết trên đây đã bật mí với bạn về vấn đề “Sức khỏe là gì?” và cách chăm sóc sức khỏe. Bạn cần phải trau dồi thêm những kiến thức về sức khỏe là gì, tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, cuộc sống để có được một sức khỏe tốt nhất.
Trả lời