Phòng sởi lây truyền thành dịch như thế nào?
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đã và đang là một tác nhân to lớn gây nên các ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí gây nên các bệnh từ hô hấp đến tim mạch và nhiều cơ quan khác, sởi cũng là một căn bệnh do sự ô nhiễm gây ra. Vậy bệnh sởi như thế nào sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu bệnh sởi có lây không?
Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường không khí do virus sởi gây ra. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, thường có dạng hình cầu và đường kính 120 – 250nm. Vi-rút sởi đa phần sẽ có trong mũi và cổ họng của người bị mắc bệnh. Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao, lên tới 90% đối với những người chưa được tiêm phòng.
Bệnh sởi dễ lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi khi có tiếp xúc với người khác. Do sởi dễ dàng lây nhiễm và đặc biệt truyền qua đường không khí nên thông thường virus sởi có nguy cơ lây lan nhanh chóng trên diện rộng và có thể tạo nên đại dịch. Một người khi mắc bệnh sởi có thể gây bệnh và lây lan cho 20 người khác.
Sởi lây qua đường nào?
Có rất nhiều người băn khoăn rằng bệnh sởi có lây không và lây qua đường nào? Bệnh sởi này thường lây bằng các con đường sau đây:
- Lây qua đường hô hấp: Virus sẽ xâm nhập vào mũi và cổ họng của bệnh nhân. Bệnh nhân mắc bệnh này sẽ lây bệnh cho người khác 4 ngày trước và sau khi vết đỏ xuất hiện.
- Lây trực tiếp trong khi bệnh nhân ho, hắt hơi và nói chuyện: Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện virus sẽ hòa vào không khí và người khác khi tiếp xúc sẽ truyền bệnh.
- Lây gián tiếp: Trường hợp này ít có khả năng xảy ra bởi virus sởi sẽ bị tiêu diệt ở ngoại cảnh.
- Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sởi thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sởi sẽ lan khắp cơ thể, đến từng cơ quan, trong đó có cả hệ hô hấp và da.
- Ngoài ra, bệnh sởi còn có thể truyền từ mẹ sang con, qua đường máu trong quá trình mang thai.
Bất kỳ ai chưa từng bị bệnh này hoặc chưa bao giờ tiêm phòng vacxin sởi đều có khả năng mắc bệnh. Đặc biệt là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn thấp (dưới 12 tháng tuổi)
Những đối tượng dễ mắc bệnh sởi
Bất kì ai cũng có thể trở thành đối tượng mắc bệnh sởi nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất và những người chưa tiêm phòng vacxin.
- Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì hay người mắc các bệnh lý khác như: Bệnh tim bẩm sinh, cúm, tiểu đường… là những đối tượng hay mắc bệnh nhất. Và cũng là đối tượng hay để lại biến chứng nhất.
- Tỷ lệ mắc bệnh 100% ở người chưa có miễn dịch. Lây truyền mạnh trong những tập thể chưa có miễn dịch (trẻ nhỏ)
- Bệnh hay xuất hiện ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi, trẻ em dưới 6 tháng tuổi ít có nguy cơ mắc bệnh sởi do có hệ miễn dịch của mẹ.
- Người lớn rất ít có khả năng nhiễm bệnh sởi do có thể bị mắc khi còn nhỏ. Đa số trường hợp nhiễm bệnh ở người lớn do chưa từng được tiếp xúc hay tiêm vacxin phòng bệnh.
- Bệnh sởi thường xuất hiện vào cuối đông và đầu xuân.
- Khi mắc bệnh sởi và khỏi bệnh sẽ tạo ra hệ miễn dịch để tránh mắc lần thứ 2.
- Hiện nay đã có các loại vacxin đặc trị để phòng tránh bệnh sởi.
Bệnh sởi rất nguy hiểm và các biến chứng gây ra khi không điều trị và phòng ngừa kịp thời như là:
- Viêm tai giữa cấp, thường xảy ra ở 1 trong tổng số 10 số trẻ bị nhiễm sởi.
- Viêm phổi nặng thường xảy ra ở 1 trong tổng số 20 số trường hợp bị mắc sởi, đây là một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm não thường xảy ra ở 1 trong số 1000 số người mắc bệnh sởi.
- Tiêu chảy và ói mửa thường xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ.
- Mờ hoặc loét giác mạc gây nên những hậu quả nghiêm trọng về mắt.
- Phụ nữ có khi đang mang thai có thể sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân…
Biện pháp phòng lây nhiễm sởi
Biện pháp phòng lây nhiễm bệnh
- Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa là tiêm đủ 2 mũi vacxin: mũi 1 cho trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 18 – 24 tháng.
- Áp dụng và tuân thủ các biện pháp dự phòng như là đeo khẩu trang khi đến và tiếp xúc với những nơi đông người.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ môi trường thông thoáng sạch sẽ.
- Uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm có nhiều Vitamin A, các loại rau, củ, quả.
Máy lọc không khí có thể phòng tránh lây nhiễm sởi?
Bởi vì bệnh sởi này lây nhiễm qua không khí nên việc loại bỏ các virus, mầm bệnh trong bầu không khí rất quan trọng.
- Máy lọc không khí nhờ các màng lọc mà không chỉ loại bỏ các bụi bẩn mà còn có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, các tác nhân độc hại.
- Với các màng lọc than hoạt tính trong máy, máy lọc có thể khử mùi hôi khó chịu và cùng với công nghệ phát tán ion sẽ giúp bầu không khí trở nên trong lành và dễ chịu.
- Giúp tiêu diệt nấm mốc, tác nhân độc hại nhờ màng lọc nên giữ cho gia đình bạn bầu không khí trong lành dễ dịu.
Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và mọi người xung quanh bằng một chiếc máy lọc không khí để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sởi nói riêng và các mầm bệnh khác nói chung.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về bệnh sởi, cũng như đường lây, các đối tượng dễ mắc bệnh sởi và các biện pháp phòng tránh sởi. Hi vọng những thông tin về bệnh trên sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy tự bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người bằng cách phòng tránh nguy cơ mắc và lây nhiễm bệnh sởi nhé.
Trả lời