Nước cất là gì? Nước cất có uống được không?
Nước cất là loại nước như thế nào mà lại gây tranh cãi về tác dụng hay nguy cơ tiềm ẩn với cơ thể? Những thông tin trái chiều luôn bủa vây quanh loại nước đặc biệt này. Chúng ta có nên uống nước cất hay không? Nếu không biết rõ về loại nước này, đôi khi sẽ có những quyết định sai lầm. Những thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau. Cùng đọc để có được câu trả lời hữu ích nhất.
Nước cất là loại nước như thế nào mà lại gây tranh cãi về tác dụng hay nguy cơ tiềm ẩn với cơ thể? Những thông tin trái chiều luôn bủa vây quanh loại nước đặc biệt này. Chúng ta có nên uống nước cất hay không? Nếu không biết rõ về loại nước này, đôi khi sẽ có những quyết định sai lầm. Những thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau. Cùng đọc để có được câu trả lời hữu ích nhất.
Nước cất là gì?
Nước cất là loại nước được tinh chế thông qua quá trình chưng cất kỹ lưỡng. Nói đơn giản hơn là việc bạn lấy đi phần nước bốc hơi của nước sôi vào một chỗ. Sau quá trình đó, ta thu được nước cất cuối cùng, gọi là nước cất.
Tuy nhiên, đây là loại nước được chia ra nhiều loại, tùy vào mỗi lần chưng cất. Nước cất 1, 2, 3 lần là tên từng loại, cũng là tên gọi thông qua số lần chưng cất nước. Ngoài ra, nó còn được chia theo thành phần, tính chất lý, hóa học như Total Dissolved Solids, tùy vào độ dẫn điện,….
Có thể bạn quan tâm: Hé lộ cảnh báo của WHO về nước tinh khiết
Quá trình sản xuất nước cất
Việc sản xuất nước cất ngày càng trở nên dễ dàng. Mặc dù vậy, nó vẫn được đảm bảo thực hiện xảy ra trong một môi trường khép kín. Các thiết bị, máy móc luôn được kiểm tra, vệ sinh nghiêm ngặt và thường xuyên.
Nhờ vào máy chưng cất nén hơi thì có khoảng 5000 gallon nước ( 18,927 lít) mỗi ngày. Cơ chế làm việc của máy khá đơn giản, chỉ cần có một buồng hơi chuyển thể lỏng sang thể khí rồi cho nước đi qua máy nén. Tại buồng cuối cùng, chúng ta thu được lượng nước đã chưng cất tinh khiết.
Ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể tự điều chế loại nước này tại nhà. Mặc dù vậy, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì nên mua ở các cơ sở chuyên sản xuất. Loại nước này không quá đắt, hơn nữa, nếu bạn tự sản xuất thì khó có thể cho ra một lượng nước lớn. Thời gian và công sức xây dựng nên dây chuyền cũng không đơn giản.
Một số công đoạn thực hiện chưng cất nước cất như sau:
Giai đoạn 1: Xử lý nguồn nước
Tiến hành xử lý nguồn nước để lấy nước sạch. Sau đó mang đi chưng cất bằng công nghệ cao RO.
Giai đoạn 2: Đưa nước vào máy cất
- Tiến hành lấy nước đã qua xử lý đưa vào máy cất lần 1. Sau khi cho ra nước tinh khiết lần 1 thì tiếp tục đưa lại vào máy.
- Cuối giai đoạn 2, người ta mới cho ra nước cất đặc biệt.
Giai đoạn 3: Khử trùng
- Khử trùng các loại chai đóng nước vào. Thông qua sục khí ozon và dùng đèn có tia cực tím để diệt khuẩn thì mới mang vào sử dụng. Nước đã chưng cất lần 2 sẽ được đưa vào các loại chai này để bảo quản và sử dụng.
- Sau khi đóng chai xong thì tiếp tục đưa màng ngăn đóng vào phần dưới nắp chai. Việc này đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào và nước không thể dùng được nữa. Do đó, màng ngăn cũng cần có những yêu cầu nhất định.
Giai đoạn 4: Hoàn thiện sản phẩm
Nước đã chưng cất trong chai sẽ được đóng nhãn mác, lô sản xuất, thời hạn sử dụng,…và đưa vào kho để phân phối đến thị trường.
Đặc tính của nước cất
Nước lọc sau khi chưng cất thông thường sẽ không còn hóa chất nữa. Trong quá trình đun sôi nước, nước sạch sẽ bốc hơi trước các khoáng chất, tạp chất bẩn. Vì các tạp chất này đều có điểm sôi cao hơn nước lọc thông thường. Khí sau khi ra khỏi buồng nén của máy sẽ được làm lạnh và biến thành dạng lỏng.
Nước đã cất thì sẽ không chứa hóa chất và vi khuẩn. Lượng vi khuẩn đa số đều bị tiêu diệt từ giai đoạn nước được đun sôi. Nước chưa được chưng cất cũng có thể có đặc điểm này. Trong quá trình nước dần trở nên tinh khiết thì ngay cả lượng nhỏ vi khuẩn cũng không thể lọt qua. Người ta còn gọi nước cất là nước đã qua tiệt trùng.
Nước cất không chứa clo là điều được đảm bảo. Khi sử dụng nước sinh hoạt, người ta có thể sử dụng clo là chất tẩy. Nó đóng vai trò lọc sạch nguồn nước cho người dân sử dụng. Tuy nhiên, khi chưng cất lên thì nước sạch lọc thải luôn lượng clo sót lại trong nước ở lại khoang chứa nước ban đầu.
Tác dụng của nước cất trong đời sống
Từ thời xa xưa phương pháp này đã được sử dụng. Tuy nhiên, người xưa áp dụng để lọc muối biển, lấy nước uống. Ngày nay, công nghệ phát triển, chúng ta lọc lấy nước đã chưng cất tinh khiết, loại bỏ các tạp chất để sử dụng. Do đặc tính vô trùng, tinh khiết của nước đã chưng cất, nó được áp dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau.
Trong lĩnh vực y tế
Nước đã chưng cất có nồng độ PH 5,5 không chứa kim loại nặng. Do vậy, nó trở thành nguồn nước an toàn hiện nay. Loại nước này sau khi được làm lạnh thì trở thành vô trùng để dùng trong ngành y tế. Thành phần của nước cất không chứa tạp chất vô hay hữu cơ, đặc biệt thuận lợi khi sử dụng trong y tế.
Một số ứng dụng cụ thể như pha thuốc tiêm, pha dược phẩm, thuốc uống, sắc thuốc, dùng cho nồi hấp tiệt trùng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng như thuốc rửa vết thương, rửa các dụng cụ dùng trong phòng mổ,…
Các loại máy cần độ chính xác cao như máy chạy thận nhân tạo, chạy máy thở oxy,… cũng đã dùng đến loại nước này. Nếu là dung môi đưa trực tiếp vào cơ thể thì bắt buộc phải là nước đã chưng cất lần 2 trở lên.
Trong lĩnh vực công nghiệp
Ngoài việc nhìn thấy người ta sử dụng nước đã chưng cất ở các bể cá thủy sinh, chúng ta còn được biết đến nhiều công dụng của nó ở các trung tâm công nghiệp. Những trung tâm bảo trì, sửa chữa bảo dưỡng hoặc ngay cả nơi sản xuất bộ phận ô tô cũng dùng đến. Châm sạc ắc quy, xi mạ, pha các loại hóa chất công nghiệp, chạy lò hơi,…đều phải có mặt của nước cất. Những ngành sản xuất về vi mạch, chip điện tử của nhiều thiết bị đòi hỏi tính chính xác cực cao thì vẫn dùng đến nước được chưng cất. Bên cạnh đó, nó còn có thể làm mát máy chạy công nghiệp, máy chế biến thực phẩm và pha chế các loại hóa chất.
Trong công nghiệp hóa học, các thí nghiệm hóa học ở nhiều cơ sở, nước qua chưng cất được dùng trong các thí nghiệm PCR, đòi hỏi độ chính xác cao. Thay vì dùng nước lọc thông thường, có nhiều tạp chất thì những nhà khoa học sẽ trưng dụng nước cất. Nhờ tạp chất đã được loại bỏ mà độ chính xác của các nghiên cứu được thể hiện rõ hơn.
Ngoài ra, công nghiệp chế biến thực phẩm cũng có thể dùng đến nước cất. Một số cơ sở đóng bia hiện nay còn sử dụng nước đã chưng cất để pha chế bia. Tuy nhiên, điều này khá hiếm hoi vì nước này đôi khi không thực sự phù hợp để ủ men.
Có thể bạn quan tâm: Hệ quả của việc dùng và uống nước tinh khiết
Trong lĩnh vực spa làm đẹp
Tương tự ngành y tế, nhờ việc nước đã được khử trùng đến vô khuẩn mà nước cất được áp dụng vào nhiều lĩnh vực. Spa làm đẹp rất quan trọng với cả phụ nữ và đàn ông. Nước cất sẽ góp phần tạo ra những loại mỹ phẩm vô khuẩn. Nhờ đó, giảm thiểu tối đa việc vi khuẩn xâm nhập vào làn da con người.
Trong ngành spa có thể pha bột mặt nạ, pha serum tinh chất,…Máy móc thì nó được dùng làm máy thẩm mỹ làm mát như Elight triệt lông, máy laser,…Những loại máy móc và mỹ phẩm này đều được dùng phổ biến trong các tiệm spa và cả công nghiệp chế biến mỹ phẩm.
Trong cuộc sống hằng ngày, nước cất được sử dụng như nước lọc thông thường nhưng vẫn nên hạn chế. Do quá trình lọc sạch đến cực đỉnh thì nước không còn có chứa khoáng chất nữa.
Mặc dù một số người vẫn dùng nó trong sinh hoạt gia đình nhưng không hẳn là tốt. Mỗi bữa ăn có sử dụng nước lọc sẽ chứa khoáng chất thiết yếu, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu lượng khoáng chất tốt này biến mất thì khó có thứ gì cung cấp được lại cho cơ thể.
Nước sinh hoạt gia đình sẵn sàng là nơi tư vấn giúp bạn đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất cho nguồn nước của mình. Những thông tin hữu ích về nguồn nước, nước cất sẽ được cập nhật sớm nhất. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi theo dõi trang website của chúng tôi. Nơi những mẹo nhỏ và tin tức luôn hấp dẫn, nơi bạn cải tiến hiểu biết và giúp gia đình dùng nước đúng cách.
Trả lời