Nên làm gì để phòng tránh ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh để lại nhiều mối lo ngại đặc biệt cho giới chị em phụ nữ hiện nay. Vậy bạn có biết các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung là gì? Những việc nên và không nên làm để phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung là gì chưa? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích.
Bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay có phổ biến không?
Ung thư cổ tử cung hiện nay là một loại ung thư rất phổ biến, đứng thứ hai trên thế giới. Đối tượng mắc căn bệnh này chủ yếu đến phụ nữ nằm trong độ tuổi trên 40 nhưng không có nghĩa là không có những bệnh nhân trẻ tuổi. Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày Việt Nam có 13 người bị phát hiện bị ung thư cổ tử cung, trong đó khoảng 6 ca tử vong vì bệnh này.
Theo giáo sư Sharon Phelan, giám đốc điều hành Khoa Phụ sản và Phụ khoa thuộc Đại học New Mexico (Hoa Kỳ) thì bệnh là một loại ung thư hiếm gặp khi phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Thực tế đã chứng minh tỷ lệ phụ nữ trong thời gian mang thai mắc ung thư tử cung chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số các bệnh ung thư được chẩn đoán khi mang thai.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung
Quan hệ tình dục sớm hoặc quan hệ tình dục với nhiều người bao gồm cả vợ hoặc chồng đều là yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh ung thư ở phụ nữ. Hơn nữa, gia đình sinh nhiều con cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Thực tế cho thấy phụ nữ chưa từng sinh con so với những người đã từng sinh 3, 4 con có nguy cơ cao gấp 2,6 lần.
Yếu tố gây nguy cơ bệnh còn là bị viêm cổ tử cung mãn tính, nhiễm virus gây u nhú ở người, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm Herpes. Phụ nữ bị nhiễm đồng thời virus HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như Chlamydia trachomatisor Herpes HSV2, thì có nhiều khả năng bị ung thư hơn những phụ nữ không đồng nhiễm.
Một phân tích tổng hợp của 7 nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của nhiễm HSV-2 đối với căn nguyên của ung thư xâm lấn. Kết quả phân tích cho thấy sau khi xem xét các yếu tố có thể gây nhiễu, cho thấy rằng phụ nữ dương tính với HPV với HSV2 có nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung tăng gần gấp ba lần.
Xem thêm: ung thư cổ tử cung có chết không
Thường xuyên hút thuốc lá hay sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài trên 5 năm, suy giảm miễn dịch. Hút thuốc lá có liên quan đến sự phát triển của các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và ung thư. Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc hiện nay có nguy cơ mắc ung thư cao hơn ít nhất 2 lần so với những người không hút thuốc. Phụ nữ nhiễm HIV dễ bị nhiễm các loại HPV và phát triển các tổn thương tiền ung thư nhanh hơn phụ nữ cùng độ tuổi nhưng âm tính với HIV.
Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc tránh thai lâu dài và sự phát triển của ung thư. Một phân tích tổng hợp của 10 nghiên cứu bệnh chứng, ở bệnh nhân ung thư xâm lấn, hoặc CIS, cho thấy rằng việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể tăng gấp bốn lần nguy cơ ung thư ở phụ nữ nhiễm virus HPV. Ngoài ra, tuổi tác cũng là yếu tố nguy cơ ung thư. Ung thư cổ tử cung xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ trên 40 tuổi.
Nên làm gì để phòng tránh ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả cho giới phụ nữ nhưng nó có thể được phòng ngừa nếu như có biện pháp đúng đắn hợp lý. Bạn đã biết cách để phòng ngừa ung thư cho mình chưa? Hãy theo dõi những cách sau đây của chúng tôi.
Tiêm vaccine phòng ngừa virus HPV: Tiêm vaccine được đánh giá là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa ung thư. Bởi nó giúp giảm đến 80% tỷ lệ mắc ung thư khi quan hệ lần đầu. Tuy nhiên tiêm vaccine chỉ có tác dụng trong thời gian là 4 đến 5 năm nên mỗi người cần tiến hành tiêm vaccine lại sau khi kết thúc thời gian đầu.
Tham khảo: Hút thuốc chủ động, bị động ảnh hưởng thế nào đến bệnh ung thư cổ tử cung?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Phụ nữ nên sử dụng những loại thực phẩm có tác dụng nâng cao sức đề kháng. Nên bổ sung các thức ăn giàu vitamin, khoáng chất. Bạn có thể đưa bắp cải, cà rốt, súp lơ, socola vào thực đơn hàng ngày của mình.
Chú ý khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ để vừa kiểm tra sức khỏe bản thân, vừa có thể phát hiện sớm những bệnh nếu có. Để từ đó có những phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.
Thường xuyên tập thể dục thể thao
Bởi những bài tập thể dục hàng ngày sẽ giúp cơ thể tránh bị uể oải, mệt mỏi. Ngoài ra nên sử dụng máy lọc không khí để làm mới luồng không khí trong không gian phòng ngủ, phòng khách, …Bởi việc bụi bẩn, nấm mốc, mùi hôi có trong không khí cũng là tác nhân gây bệnh cho con người.
Một số câu hỏi về ung thư cổ tử cung
Uống gì để ngừa ung thư cổ tử cung?
Cà chua
Cà chua là loại cây đa dinh dưỡng bao gồm rau xanh, sắc tố lycopene và carotenoid có trong cà chua có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng và đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Do đó, phụ nữ nên ăn cà chua hoặc sử dụng cà chua như một thức uống để ngăn ngừa ung thư.
Xem thêm: ung thư cổ tử cung giai đoạn 1
Dầu oliu
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular and Cellular Oncology, dầu ô liu có chứa oleocanthal, đây là một chất làm thay đổi lõi của các tế bào lysosome và loại bỏ các protein có thể tiêu hóa được, do đó tiêu diệt các tế bào ung thư.
Trà xanh
Trà xanh được xem như một loại thức uống thần dược chống lại những tổn thương do DNA gây ra do các tế bào gốc tự do gây ra bởi trong trà xanh có catechin. Trà xanh cũng là chất ngăn ngừa urokinase. Đây là loại enzyme có vai trò quan trọng trong di căn tế bào ung thư Rau diếp cá
Rau diếp cá cũng là một trong những loại thần dược giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Bởi trong rau diếp cá có chất flavonoid là hợp chất dinh dưỡng hàng đầu giúp chống oxy hóa. Bên cạnh đó còn có khả năng ngăn ngừa các phân tử gây hại tế bào. Vì vậy bạn có thể xay rau diếp cá để uống.
Các loại đậu
Đậu có chứa hoạt chất dinh dưỡng phytochemicals có tác dụng làm chậm sự phát triển của các khối u và các tế bào ung thư. Không những có khả năng ngăn ngừa ung thư mà chúng còn là loại rau củ nhiều chất xơ, đem đến lượng protein cao cho cơ thể.
Ung thư cổ tử cung ra máu nhiều hay ít?
Chảy máu âm đạo bất thường thường có biểu hiện là chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu kéo dài hơn các kỳ kinh trước. Chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ tình dục, chảy máu sau khi mãn kinh, sau khi đi vệ sinh hoặc khám vùng chậu cũng là những biểu hiện của bệnh.
Nhiều chị em băn khoăn không biết ung thư cổ tử cung chảy máu nhiều hay ít. Thực chất bệnh này chảy máu ít hay nhiều còn tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người và từng giai đoạn phát triển của bệnh. Nhưng có những người chảy máu ít, nhưng điểm chung của những phụ nữ mắc bệnh ung thư là chảy máu không rõ nguyên nhân.
Tham khảo: ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?
Tiền ung thư cổ tử cung là gì?
Tiền ung thư cổ tử cung có thể hiểu là ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn này, các tế bào biểu mô bất thường mới chỉ bắt đầu xuất hiện ở lớp niêm mạc cổ tử cung, chưa xâm nhập sâu vào mô chính và chưa lây lan sang các cơ quan khác.
Ở giai đoạn này, các phương pháp điều trị tại chỗ khác nhau có thể được sử dụng để duy trì chức năng tử cung và buồng trứng, chẳng hạn như khoét chóp, có nghĩa là cổ tử cung bị cắt thành một phần nhỏ hình nón. Hoặc phẫu thuật cắt bỏ vòng lặp, laser hoặc đông lạnh tế bào ung thư bằng nitơ lỏng …
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về ung thư cổ tử cung mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng chúng có thể cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh nguy hiểm này.
Trả lời