Lao phổi ho ra máu có nguy hiểm không?
Bệnh lao phổi là một căn bệnh hô hấp truyền nhiễm, do vi khuẩn lây truyền qua không khí từ người sang người. Bệnh lao phổi rất gây hại cho sức khỏe cơ thể, nhất là khi gặp phải tình trạng ho ra máu. Vì vậy nhiều người băn khoăn không biết lao phổi ho ra máu có nguy hiểm hay không. Do đó để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Xem thêm: Máy lọc Htech
Tại sao lao phổi ho ra máu
Hiện nay tình trạng lao phổi ho ra máu chiếm phần lớn trong hầu hết các bệnh lý về đường hô hấp. Lượng máu ho ra ngoài thường ít đến trung bình. Khi bị triệu chứng ho ra máu, người bệnh thường xanh xao gầy gò và yếu ớt.
Triệu chứng ho ra máu có thể bắt gặp trong khi lao phổi đang ở trong giai đoạn tiến triển, lao xơ mãn tính, tái phát bệnh lao phổi hay thậm chí khi bệnh lao phổi đã được điều trị khỏi. Tình trạng ho ra máu khi đó là di chứng của bệnh lao phổi cũ hoặc là giãn phế quản sau lao phổi.
Ho ra máu là biểu hiện cho thấy vi khuẩn lao đã vào bên trong phổi và đang dần phá hủy phổi. Các vi khuẩn lao phá các cấu trúc và làm thủng các mạch máu. Lúc mới thời kỳ đầu thì chỉ là các mạch máu nhỏ ở phế nang và sau đó là những mạch máu lớn. Kết quả là khiến cho máu liên tục chảy ở trong phổi, tại nơi bị vi khuẩn lao phá hủy.
Lượng máu chảy ra mỗi lần rất ít, nhưng nhiều lần trong ngày thì lại rất nhiều. Việc lao phổi mà ho ra máu có đặc điểm là không thể tự cầm máu và máu chảy ở diện rộng. Điều này khiến người bệnh rất mệt mỏi và lo ngại lao phổi ho ra máu có nguy hiểm không.
Cơ chế lao phổi ho ra máu
Bệnh lao phổi có một số cơ chế gây ho ra máu do các nhánh bệnh của lao phổi gây ra. Điển hình đó là:
– Trường hợp hẹp van hai lá: Do máu từ tâm nhĩ trái về tâm thất trái bị cản trở, tắc nghẽn dẫn đến máu bị dồn về phổi làm áp lực ở mao mạch phổi tăng cao, khiến các mao mạch bị vỡ và người bệnh bị ho ra máu.
– Trường hợp thuyên tắc phổi: Do mạch tắc dẫn đến làm hư hại lớp nội mạc của thành mạch, đồng thời gây ra các phản ứng như giãn mạch, thoát mạch và viêm nhiễm. Điều này làm tổn thương đến các mô, do đó người bệnh khạc ra máu và cả mảnh mô bị phá hủy.
– Trường hợp phù phổi cấp: Cơ chế khi ho ra máu cũng gây hẹp van hai lá. Ngoài ra còn có xung huyết phổi và làm tăng thâm nhiễm mao mạch phổi. Tình trạng này hay xảy ra khi mạch chảy về tim phải nhiều hơn lúc bình thường, hoặc tăng do truyền nhiều dịch từ ngoài vào. Kết quả là huyết tương tràn ngập trong phế nang. Người bệnh khi lao phổi ho ra máu còn kèm theo nhiều bọt hồng.
Lao phổi ho ra máu có nguy hiểm không
Trong bất kỳ căn bệnh nào, trường hợp nào ho ra máu thì chúng ta cũng không được chủ quan. Do đó phải khẳng định rằng lao phổi ho ra máu là hiện tượng rất nguy hiểm. Không ít người băn khoăn bị lao phổi ho ra máu có chữa được hay không? Có chết không? Câu trả lời còn tùy vào mức độ của bệnh và việc xử lý kịp thời hay không. Nếu bệnh nhân chủ quan không chữa trị kịp thời thì tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng, có thể tử vong bất kỳ lúc nào trước sự ngỡ ngàng của người thân, gia đình.
Ho ra máu cũng có nhiều mức độ. Nếu mức độ nhẹ thì chỉ có máu lẫn với đờm, còn mức độ nặng hơn thì máu ra rất nhiều. Có thể ra hàng chục, trăm ml thậm chí là cả lít máu. Đặc biệt khi lượng máu chảy ra tích tụ quá nhiều có thể dẫn đến đông máu ở phế quản, khí quản và tràn ra hai bên phổi. Điều này có thể gây tắc nghẽn phế quản trên diện rộng, khiến người bệnh dễ bị tắc thở, suy tuần hoàn, dẫn tới tử vong.
Chăm sóc người bệnh lao phổi ho ra máu
Các triệu chứng lao phổi ho ra máu có vẻ nghiêm trọng hơn so với các triệu chứng của các bệnh về hô hấp khác. Chẳng hạn như khó thở, tràn khí, tràn dịch màng phổi. Các triệu chứng này đứng hàng đầu về tần suất xảy ra cũng như độ nguy hiểm của chúng. Do đó, việc điều trị và chăm sóc người bệnh lao phổi ho ra máu là rất quan trọng.
Chăm sóc người bệnh lao phổi ho ra máu ở mức độ nhẹ
Mặc dù người bệnh ho ở mức độ này chưa nguy hại đến sức khỏe nhưng theo thời gian bệnh sẽ nặng lên. Ngay khi xuất hiện triệu chứng ho ra máu nhẹ, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi và hạn chế vận động.
Cần chuẩn bị cốc hoặc túi đựng ở ngay bên cạnh người bệnh để thuận tiện khi sử dung. Cần cảnh báo người bệnh không được nuốt máu vào dạ dày vì dễ gây nôn. Nên giải thích và động viên để người bệnh giảm lo lắng, hoảng sợ để nhanh cầm máu và giảm ho.
Cho bệnh nhân dùng thuốc an thần, giảm ho nhẹ như seduxen hoặc codein… Cần bổ sung dinh dưỡng cho họ bằng việc ăn nhẹ, ăn nguội và lựa chọn đồ ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn đồ cay nóng uống rượu, bia.
Xem ngay: Lao xương là gì có nguy hiểm không?
Chăm sóc người bệnh lao phổi ho ra máu ở mức độ nặng
Mỗi khi bệnh nhân ho máu nặng, thì cần đưa vào nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường. Các vấn đề sinh hoạt cần giải quyết tại chỗ. Để người bệnh nằm ngửa kê cao đầu. Mỗi khi ho ra máu người bệnh cần nghiêng đầu sang một bên, người chăm sóc đứng cạnh ghé cốc đựng vào gần miệng. Lúc này người bệnh chỉ cần khạc ra mà không cần phải ngẩng đầu lên.
Cho người bệnh uống các loại thuốc an thần, giảm ho mạnh hơn. Không nên cho nhiều người đến thăm nom và không nên đánh thức người bệnh dậy vì rất có thể dễ ho ra máu trở lại.
Bệnh nhân bị lao phổi ho ra máu nặng khi ngủ lơ mơ sẽ giảm phản xạ ho khạc dưới tác dụng của thuốc an thần và dễ làm cho máu đông lại trong đường thở. Vì vậy phải luôn để ý người bệnh ở giai đoạn này.
Ngoài ra cần phải giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ để tốt cho việc điều trị của người bệnh. Máy lọc không khí là một thiết bị tối ưu có thể làm nhiệm vụ này.
Xem ngay: Bệnh lao có chữa được không?
Trả lời