Làm sao để tránh xa các yếu tố gây ung thư đại tràng?
Mặc dù xã hội đã có sự phát triển nhưng các căn bệnh vẫn luôn là mối đe dọa đến mạng sống con người. Ung thư đại tràng là một trong số đó. Ung thư đại tràng là một căn bệnh nguy hiểm, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Vậy các nguyên nhân đó là gì, làm thế nào để tránh xa các yếu tố gây ra ung thư đại tràng? Đừng bỏ lỡ bài viết sau, bạn sẽ có câu trả lời!
Xem thêm: Máy lọc Htech
Tìm hiểu bệnh ung thư đại tràng là gì, hình ảnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng (hay còn gọi là ung thư ruột kết, ung thư trực tràng) là một căn bệnh thường bắt đầu từ các khối polyp trong trực tràng, ruột kết hoặc manh tràng và bị gây ra bởi sự phát triển không bình thường của các tế bào có thể xâm lấn hoặc di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư được chia thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Mới chỉ xuất hiện tế bào ung thư ở trong thành niêm mạc đại tràng.
Giai đoạn 2: Tế bào ung thư lây lan qua các mô của thành ruột kết hoặc xâm lấn các khu vực lân cận nhưng không ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết hoặc các cơ quan ở xa.
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư tiến đến hệ bạch huyết hoặc lan xa hơn đến khu vực thành đường ruột.
Giai đoạn 4: Tế bào ung thư xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và di căn đến các cơ quan khác như gan, phổi, xương…
Đọc ngay: Ung thư đại tràng giai đoạn 3
Nguyên nhân, yếu tố tăng nguy cơ bệnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chính là:
Mắc bệnh lý về đường ruột
Tình trạng viêm loét đại tràng lâu ngày gây bệnh
Viêm loét đại tràng mãn tính làm các vết loét ngày càng lan sâu vào niêm mạc đại tràng, các tế bào ung thư bắt đầu phát triển.
Polyp đại tràng
Polyp đại tràng thường lành tính. Nguy cơ ác tính phụ thuộc vào số lượng và kích thước của polyp. Nếu polyp có đường kính lớn hơn 20mm và tồn tại từ 10 đến 15 năm thì nguy cơ cao phát triển thành ung thư. Càng nhiều polyp thì khả năng thoái hóa ác tính càng lớn.
Bệnh Crohn
Đây là một loại bệnh viêm ruột và có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa ở bất kỳ phần nào. Bệnh Crohn phát triển lên ung thư tùy thuộc mức độ viêm và thời gian của bệnh. Nguy cơ ung thư cũng có thể tăng khi có vấn đề về điều trị hoặc các đặc điểm bệnh nhất định.
Ung thư đại tràng do di truyền
Ung thư là một bệnh di truyền nên gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao đối với các thành viên khác trong gia đình.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Những người chế độ ăn uống không khoa học thì nguy cơ mắc ung thư đại tràng là rất cao. Những thực phẩm nếu không kiểm soát hợp lý sẽ dễ dẫn đến ung thư đại tràng như các loại thịt đỏ (trâu, bò, dê…), thực phẩm lên men (dưa cà, dưa muối…), đồ ăn chế biến sẵn (xúc xích, thịt hun khói, thịt muối…), rượu, bia, thuốc lá…
Béo phì
Những người thừa cân có lượng cholesterol và insulin trong máu cao. Điều này cũng làm tăng mức cholesterol trong các tế bào miễn dịch, làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của hệ thống miễn dịch. Mặt khác, lượng insulin cao có thể ngăn chặn các tế bào miễn dịch và đồng thời khuyến khích các tế bào ung thư sinh sôi trong cơ thể.
Đọc ngay: Sống khỏe với ung thư đại tràng giai đoạn cuối!
Làm sao để tránh xa các yếu tố gây ung thư đại tràng?
Để tránh xa những yếu tố gây ung thư, có thể tham khảo những vấn đề sau:
Tăng cường cung cấp oxy, tăng độ pH
Ung thư phát triển ở môi trường axit và có thể bị tiêu diệt ở môi trường kiềm. Môi trường kiềm lại giàu oxi. Máu có tính kiềm có thể ngăn chặn khả năng di căn của ung thư. Để tăng độ pH, có thể uống trực tiếp các loại nước có độ kiềm từ 8 đến 9,5. Nước kiềm sẽ trung hòa axit dư thừa, khôi phục sự cân bằng cho cơ thể.
Ngoài ra có thể sử dụng thảo mộc, khoáng chất như bột lá lúa mì non, tảo biển, thảo dược, can xi, vitamin D3… để tăng độ pH, cung cấp oxy cho cơ thể.
Việc tập thể dục thường xuyên với những bài tập như đi bộ, tập yoga, thiền cũng giúp máu lưu thông tốt, oxy được cung cấp đầy đủ.
Thanh lọc cơ thể
Cần thanh lọc cơ thể để tránh xa các nguy cơ gây ung thư đại tràng. Rất dễ dàng thanh lọc cơ thể bằng cách uống đủ nước, uống nước kiềm nếu có thể. Cũng nên uống sạch sẽ và điều độ, không ăn quá mức cần thiết. Hoặc có thể thanh lọc cơ thể bằng các loại thảo dược tốt cho sức khỏe.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và các chất chống oxy hóa
Vitamin và khoáng chất yếu tố rất quan trọng và có ích cho sức khỏe. Có thể bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất bằng các loại hoa quả như ổi, dâu tây, đu đủ, cam… Ngoài ra việc sử dụng các chất chống oxy hóa như glutathione, curcumin… để ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh
Môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng đối với việc ngăn ngừa các loại bệnh, trong đó có ung thư. Mỗi người cần luôn giữ cho không gian sống của mình sạch sẽ, trong lành để có một sức khỏe tốt. Máy lọc không khí cũng là lựa chọn mọi gia đình nên cân nhắc để đạt được hiệu quả cao.
Ung thư đại tràng có nguy hiểm không?
Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người chết vì ung thư đại tràng, chiếm 8,5% tổng số ca tử vong do ung thư.
Tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân ung thư đại tràng
Các chuyên gia đầu ngành về ung bướu đã khẳng định bệnh ung thư đại tràng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Để đánh giá người bệnh ung thư đại tràng sống được bao lâu, các nhà dịch tễ học thường chẩn đoán dựa vào tỷ lệ sống thêm sau 5 năm. Tỷ lệ người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 1, 2A, 2B sống thêm 5 năm là 90%, giai đoạn 2C và 3 thì tỉ lệ này là 71%. Đến giai đoạn 4 tỉ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn 14%.
Các biến chứng của ung thư đại tràng
Ngoài ra, ung thư là bệnh có nguy cơ tử vong cao với nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, tắc ruột, áp xe quanh khối u, di căn.
Tắc ruột
Theo thống kê của các nhà khoa học, khoảng 30% trường hợp ung thư đại tràng phải mổ cấp cứu do biến chứng tắc ruột vì khối u làm tắc lòng đại tràng. Trong một số trường hợp, thành đại tràng bị sưng và phù nề, đại tràng càng thu hẹp hơn.
Tắc ruột ở đại tràng khác với tắc ruột non ở chỗ mất cân bằng chất lỏng và điện giải xảy ra rất sớm trong tắc ruột non, nhưng muộn hơn trong tắc ruột đại tràng. Các triệu chứng toàn thân do đó cũng khác nhau: ở ruột non tình trạng toàn thân đã xấu đi sau 2 ngày tắc ruột, còn ở đại tràng tình trạng chung vẫn tốt sau 3 đến 4 ngày tắc ruột. Vì vậy, cần phải phẫu thuật ngay lập tức nếu ruột non bị tắc, trong khi đại tràng bị tắc thì có thể chờ đợi.
Thủng ruột
Biến chứng thủng ruột hay gặp ở những người bệnh đến viện trong tình trạng viêm phúc mạc hoặc tắc ruột. Tỷ lệ tử vong sau mổ rất cao, bệnh nhân không chết do mổ mà do nhiễm trùng nặng. Thủng ruột có thể ở bên trong hoặc bên ngoài khối u, gần hoặc xa khối u. Trên thực tế, có thể bị tắc ruột ở đại tràng xích ma nhưng thủng ở manh tràng. Việc quyết định điều trị phụ thuộc vào vị trí thủng và tình trạng chung của người bệnh.
Áp xe quanh khối u
Đây là biến chứng không hiếm gặp, nhưng khó chẩn đoán và dễ nhầm với áp xe ruột thừa, áp xe phần phụ, viêm túi mật cấp… Dù là áp xe quanh u bên phải hay trái thì phải chọc dò ổ áp xe. Nếu mủ sau 7 đến 10 ngày đã rút hẳn, cần mở ổ bụng để xem xét khối u và các cơ quan trong ổ bụng. Việc điều trị phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và vị trí của khối u.
Di căn
Di căn ung thư đại tràng có thể xuất hiện ở niêm mạc thành bụng, trong gan hoặc trong buồng trứng, các hạch bạch huyết… Thường trong khi mổ mới phát hiện được di căn. Sau phẫu thuật cũng có thể có di căn trong phổi, được phát hiện bằng hình chụp phổi. Cần xác định tình trạng tái phát hay di căn sau mổ bằng các xét nghiệm định lượng CEA (kháng nguyên ung thư phôi biểu mô)…
Đọc ngay: Ung thư đại tràng sống được bao lâu
Ung thư đại tràng có lây không
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy ung thư đại tràng có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác hoặc qua các con đường khác như đường ăn uống, đường tiếp xúc, đường máu… Bệnh ung thư đại tràng là do các yếu tố nguy cơ gây ra, liên quan đến lối sống (chế độ ăn uống không khoa học, ít vận động), bệnh đường ruột, tuổi tác… Vì vậy, ung thư không phải là bệnh lây nhiễm.
Trả lời