Biến chứng nguy hiểm của sởi là gì?
Cho đến ngày nay, sởi vẫn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vậy sởi là gì? Những biến chứng nguy hiểm mà sởi mang lại là gì? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin, kiến thức về bệnh sởi vô cùng hữu ích mà bạn không thể bỏ qua được.
Cách nhận biết nhanh bệnh sởi là gì?
Trước hết chúng ta nên tìm hiểu “Bệnh sởi là gì?”. Sởi là một loại virus ARN thuộc chi Morbillillin trong họ Paramyxoviridae, bệnh sởi chỉ có một vật chủ tự nhiên duy nhất là con người. Sởi là một bệnh có tính chất lan rộng, chính vì thế sởi liên tục xuất hiện trong cộng đồng, kèm theo đó mức độ lây lan của bệnh sởi rất nhanh nên rất dễ hình thành dịch. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi ” Sởi là gì?”
So với người lớn, trẻ em từ 1-6 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh sởi nhất. Và sau đây chúng ta sẽ trả lời cho câu hỏi:” Cách nhận biết nhanh bệnh sởi là gì?”. Sau thời gian ủ bệnh từ 10-12 ngày, bệnh sởi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như: Sốt, sổ mũi, ho khan, không cảm thấy ngon miệng khi ăn, chảy máu cam, đau họng, viêm kết mạc và xuất hiện những đốm Koplik nhỏ với tâm màu trắng pha chút hơi xanh trên nền đỏ bên trong khoang của miệng hay xuất hiện trên niêm mạc bên trong của má.
Trong 10- 14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm bệnh sởi người bệnh không có dấu hiệu nào cho thấy mắc bệnh sởi trong thời gian này. Vì như chúng ta thấy, những triệu chứng trên là những triệu chứng không đặc hiệu và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Sởi thường là bắt đầu bằng sốt nhẹ đến trung bình và kèm theo ho dai dẳng, đau họng, sổ mũi và viêm kết mạc. Những dấu hiệu ban đầu này có thể kéo dài 2-3 ngày.
Sau đó ở người bệnh xuất hiện các nốt phát ban có màu đỏ và hơi sưng. Vài ngày sau, những vết mẩn ngứa khó chịu bắt đầu lan ra khắp cơ thể người bệnh, bắt đầu từ trên mặt và cổ sau đó dần di chuyển xuống dưới bụng, tay chân. Phát ban thường kéo dài trong 3-5 ngày, sau đó dần biến mất. Với việc sốt ban dần biến mất thì cơn sốt tăng mạnh và thường cao tới 40- 41 độ C. Như vậy các bạn đã nắm được cách nhận biết nhanh bệnh sởi là gì rồi chứ?
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi là gì?
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ tính riêng năm 2017, đã có khoảng 110.000 ca tử vong do bệnh sởi gây ra trên thế giới. Vậy biến chứng nguy hiểm của sởi là gì? Sởi để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm, sau đây là những biến chứng bệnh sởi phổ biến và nguy hiểm nhất:
Tiêu chảy
Theo thống kê qua các năm thì tiêu chảy là biến chứng sởi phổ biến nhất, cứ 12 người bị nhiễm sởi thì sẽ có 1 người bị biến chứng tiêu chảy.
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai là cũng là một biến chứng khá phổ biến khác của bệnh sởi. Theo thống kê tỷ lệ mắc phải biến chứng này là cứ 14 người bị sởi là có 1 người bị nhiễm trùng tai mà đối tượng bị nhiễm trùng tai chủ yếu là trẻ em từ 1-6 tuổi. Tính nghiêm trọng của nhiễm trùng tai là nó không chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa, mủ mà nặng hơn có thể khiến con người mất thính giác vĩnh viễn.
Viêm phổi
Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi vì bị nhiễm sởi là 1/16, cứ 16 người nhiễm bệnh sởi thì sẽ có 1 người bị biến chứng viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Viêm phổi cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tử vong cao do bệnh sởi ở trẻ em.
Viêm não
Tỷ lệ người bị viêm não do biến chứng của bệnh sởi là 1/1000. Biến chứng viêm não thường xuất hiện sau 6 ngày kể từ lúc phát ban sởi, các triệu chứng của bệnh viêm não do sởi: nhức đầu, sốt, cứng cổ, buồn ngủ, nôn và co giật toàn thân, hôn mê. Theo thống kê số ca chết do biến chứng viêm não do sởi chiếm 15% trong tổng số ca nhiễm bệnh sởi.
Biến chứng thai kỳ
Ở phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm bệnh sởi thì sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm, sảy thai hoặc là khi con sinh ra bị suy dinh dưỡng nặng. Trên đây là một số biến chứng nguy hiểm mà sởi để lại, đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi biến chứng nguy hiểm của sởi là gì? Như vậy bạn đã nắm được những biến chứng của bệnh sởi là gì rồi chứ?
Biện pháp chăm sóc người bệnh sởi là gì?
Nhiều người rất e ngại trong việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm sởi. Cũng có khá nhiều người đặt câu hỏi ” những biện pháp chăm sóc người bệnh sởi là gì?”. Khi chăm sóc bệnh nhân sởi thì người chăm sóc nhất định phải đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Cần giữ và vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh, luôn giữ gìn phòng ngủ, phòng bếp thông thoáng bằng máy lọc không khí.
Người bệnh sởi cần được cách ly, ở những nơi kín tránh gặp gió lạnh. Khi người bệnh bị sốt có thể dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Ăn uống của người bệnh cũng là một việc cần thiết, nên cho người bệnh bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết giàu vitamin, đồng thời tăng cường lượng nước nạp vào cơ thể. Tránh cái quan niệm bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió khi gặp sởi vì khi đó sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về bệnh sởi. Như vậy bạn đã biết sởi là gì cũng như những biến chứng nguy hiểm mà sởi mang lại rồi chứ?
Trả lời